Bệnh trĩ là căn bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, khiến người bệnh đau đớn, đứng ngồi không yên. Bệnh không chữa trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Chính vì vậy, khi thấy dấu hiệu của bệnh trĩ cần chữa trị và can thiệp ngay, một trong những triệu chứng giai đoạn đầu để phát hiện bệnh chính là bị trĩ đi ngoài ra máu.
Các dấu hiệu kèm theo khi bị trĩ đi ngoài ra máu
Khi bạn bị đi ngoài ra máu bạn cần bình tĩnh xem xét xem có phải là bị trĩ hay do các bệnh lý hậu môn trực tràng khác. Nếu như bị trĩ bạn sẽ có các dấu hiệu dưới đây kèm theo dấu hiệu bị trĩ đi ngoài ra máu.
Tùy thuộc từng loại trĩ sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Hơn nữa, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân thì cũng sẽ có dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu bệnh trĩ phổ biến này để xác định mình có mắc trĩ hay không:
Táo bón hoặc có cảm giác đi đại tiện không hết: Một dấu hiệu bệnh trĩ nên lưu ý khác nữa đó là tình trạng táo bón hoặc cảm giác đi đại tiện không hết. Do búi trĩ xuất hiện làm cản trở quá trình đào thải ra bên ngoài vì thế người bệnh thường sẽ khó đi đại tiện hết và thấy vướng dẫn tới việc đi tiêu khó. Táo bón cũng là một dấu hiệu của một số bệnh lý vùng hậu môn trực tràng khác vì thế để chắc chắn nhất bạn nên tới gặp bác sĩ để có được sự chẩn đoán đúng nhất.
Khó khăn mỗi khi vệ sinh hậu môn: Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh trĩ phải kể đến tiếp theo đó là người bệnh sẽ gặp khó khăn mỗi lần vệ sinh hậu môn. Bởi mô trĩ mỏng, dễ bị tổn thương, dễ gây đau đớn khiến việc làm sạch hậu môn trở nên khó khăn hơn.
Xuất hiện những vết bẩn tại đáy quần: Khi bị bệnh trĩ bạn không thể tránh khỏi những vết bẩn không mong muốn tại đáy quần. Đó có thể là máu chảy ra tại hậu môn hoặc đơn giản là những vết bẩn không thể làm sạch còn tồn tại ở búi trĩ. Ngoài ra khi búi trĩ hình thành và xuất hiện tại hậu môn thì cơ hậu môn khó có thể đóng lại từ đó dẫn đến dò rỉ các chất dịch từ trong hậu môn.
Ngứa hậu môn: Mặc dù đây không phải triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh trĩ nhưng ngứa hậu môn là dấu hiệu nhận biết nguy cơ bệnh trĩ dễ nhất. Búi trĩ làm gián đoạn hàng rào hậu môn và khiến các chất thải, dịch nhầy bị ứ đọng tại hậu môn gây ngứa nghiêm trọng. Khi tình trạng này xảy ra hầu hết mọi người đều gãi hoặc cọ sát để giảm ngứa nhưng đây lại là lý do khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Tình trạng ngứa sẽ cải thiện khi bạn ngừng không dùng xà phòng để làm sạch, không lau chùi quá mức mà hãy ngâm rửa nhẹ nhàng bằng nước muối ấm.
Đau, khó chịu ở hậu môn: Tùy theo tình trạng bệnh mà trĩ có thể chưa gây đau, đau ít đến rất đau lúc đi vệ sinh hay ngay cả bình thường, khi có đau nhiều cần phải tìm hiểu kỹ để phát hiện các bệnh lý đi kèm: Nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn, rò hậu môn. Đau nhiều thường gặp trong trường hợp trĩ ngoại tắc mạch, nứt hậu môn.
Hậu môn có cảm giác khó chịu: Không chỉ đi đại tiện khó khăn, người mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu còn có cảm giác vùng hậu môn nóng rát, khó chịu, thấy dịch nhầy tiết ra.
Vùng hậu môn có cảm giác ẩm ướt: Nếu cảm thấy hậu môn của bạn ẩm ướt thì đó là do dịch nhầy tiết ra theo số lượng tăng đều qua từng ngày. Hiện tượng này thật sự là nỗi ám ảnh với người mắc bệnh vì ảnh hưởng lớn đến công việc, cuộc sống.
Rìa hậu môn sưng đỏ: Đối với người mắc bệnh trĩ ngoại thì sẽ có cảm giác xung quanh rìa hậu môn xưng tấy, sờ vào thì thấy như những bọng máu.
Bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng nề nhất lúc đám rối tĩnh mạch thường trực bên ngoài hậu môn là bệnh nhân có thể gặp máu thoát ra bất cứ khi nào, đặc biệt là khi bạn có sự dịch chuyển, cọ xát hay đứng lên, ngồi xuống. Nếu trong mức độ này, bạn vẫn chưa xác định được liệu pháp trị trĩ phù hợp thì bệnh sẽ nảy sinh các hậu quả ảnh hưởng như: viêm nhiễm hậu môn, bội nhiễm, nguy hiểm nhất là hoại tử hậu môn trực tràng.
Sa búi trĩ: Việc sa khóm trĩ cũng được phân cấp theo từng cấp độ nặng, nhẹ khác nhau. Đầu tiên, lúc bệnh trĩ mới hình thành, đám rối tĩnh mạch xuất hiện ở hậu môn chỉ nhỏ như hạt gạo rồi tiếp đến tiến bộ lớn lên tương tự hạt đậu, hạt lạc, bằng quả trứng cút và có thể hơn. Có thể lúc khóm trĩ còn nhỏ, bạn không cảm nhận thấy bất cứ sự khó chịu nào nhưng khi khóm trĩ tiến triển lớn lên, bạn bắt đầu cảm giác vướng víu cùng với khó chịu ở hậu môn. Mức độ nhẹ, búi trĩ xuất hiện khi bạn đi vệ sinh và có thể tự co lên được. Tuy vậy, bệnh trĩ phát triển nặng nề thêm thì búi trĩ không thể tự co lên được nữa và người bị bệnh phải dùng tay trợ giúp để đẩy búi trĩ lên. Giai đoạn nặng nhất, khóm trĩ dường như thường trực phía ngoài hậu môn trực tràng và không thể co lên được nữa làm cho hậu môn trực tràng của bạn đối mặt với các nguy cơ về nhiễm trùng và biến chứng.
Thông thường bệnh trĩ sẽ có những dấu hiệu bệnh phổ biến như đã nêu trên. Tuy nhiên, để biết chắc chắn mình mắc loại trĩ nào để đưa ra những phương án phòng ngừa cũng như cách điều trị hiệu quả thì cần căn cứ vào những dấu hiệu của từng loại bệnh trĩ hoặc đến thăm khám tại các cơ sở khám và điều trị bệnh.
Phân biệt bị trĩ đi ngoài ra máu với các bệnh lý đi ngoài ra máu khác
Đi ngoài ra máu tươi là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý tại vùng hậu môn trực tràng và trĩ là một trong số đó. Để biết chính xác triệu chứng bị trĩ đi ngoài ra máu hay do các nguyên nhân khác thì bạn có thể căn cứ vào những triệu chứng dưới đây:
Đi đại tiện ra máu là biểu hiện phổ biến nhất khi bị trĩ với dấu hiệu đặc trưng là đại tiện ra máu tươi, ra sau phân. Đại tiện ra máu tươi nhưng không đau có phải bệnh trĩ. Ban đầu máu chảy kín đáo, về sau chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà. Nếu để bệnh nặng hơn, cứ mỗi lần đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều là máu chảy.
Theo nghiên cứu của Hội hậu môn, trực tràng Việt Nam, tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam là 35 - 50%. Tỷ lệ nữ mắc trĩ nhiều hơn nam (chiếm 61%). Trĩ là bệnh do suy giãn, phì đại tĩnh mạch vùng hậu môn. Người bệnh ít để ý do trong giai đoạn đầu bị trĩ, khi đại tiện chỉ chảy máu rất ít, máu lẫn vào phân và thấm vào giấy vệ sinh. Tuy nhiên, nếu bệnh trĩ tiến triển nặng thêm, các cơn đau vùng hậu môn sẽ rõ rệt, thường xuyên hơn, việc đại tiện như cực hình và xuất huyết hậu môn ngày càng nhiều. Chính vì vậy, việc điều trị trĩ từ giai đoạn sớm của bệnh là cần thiết để phòng tránh các biến chứng nặng hơn về sau.
Tuy trĩ không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không chữa trị dấu hiệu bị trĩ đi ngoài ra máu kịp thời có thể gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, làm giảm năng suất lao động và khiến bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn. Khi bệnh chuyển sang cấp độ nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.
Nếu để ý quan sát sẽ thấy máu bị lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Về sau, khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng hơn sẽ thấy máu chảy ra nhiều hơn thành từng giọt, thành tia. Một số trường hợp còn thấy máu chảy ngay cả khi người bệnh ngồi xổm hay có bất cứ hành động gây áp lực lên mao mạch vùng hậu môn. Bên cạnh đó, mắc bệnh này người bệnh còn thường cảm thấy đau hậu môn, ngứa hậu môn, sự xuất hiện của búi trĩ ngày càng tăng kích thước gây vướng víu khó chịu….
Lưu ý các bệnh đi ngoài ra máu nhưng không phải bị trĩ
Bệnh Polyp trực tràng
Bệnh nhân bị polyp đại trực tràng rất khó nhận biết, ngoài hiện tượng đại tiện ra máu tươi không đau hầu như không có thêm biểu hiện nào khác. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh nguy hiểm vì có thể dẫn đến ung thư đại trực tràng. Theo báo cáo 90% trường hợp ung thư được tìm thấy là do polyp biến chứng thành.
Polyp trực tràng là bệnh do các khối u lành tính ở trực tràng gây ra các đợt đại tiện chảy máu thường kèm theo đau bụng. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể bị tiến triển thành ung thư đại trực tràng đe dọa tính mạng người bệnh.
Bệnh nhân đại tiện ra máu tươi với số lượng nhiều, máu chảy thành giọt, đôi khi thành tia, có thể dẫn đến thiếu máu nặng. Nếu polyp có cuống dài và ở gần ống hậu môn thì có thể sa ra ngoài. Bệnh có thể chẩn đoán qua soi trực tràng hoặc đại tràng, điều trị bằng phẫu thuật nội soi.
Biểu hiện rõ nhất của polyp đại tràng, trực tràng đại tiện ra máu tươi số lượng lớn, ngay cả khi không bị táo bón. Nếu polyp có cuống dài và gần phía cửa hậu môn có thể bị sa hẳn ra ngoài. Máu chảy nhiều mỗi khi đại tiện nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến thiếu máu nặng.
Bệnh nhân sẽ thấy đi cầu ra máu, tùy vào mức độ bệnh mà lượng máu có thể nhiều hay ít. Bên cạnh dấu hiệu này thì thường không có triệu chứng nào khác, vì bệnh khó phát hiện và cũng khiến người bệnh chủ quan. Song nếu không can thiệp, tính mạng có thế bị đe dọa do thống kế có khoảng 90% ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp.
Táo bón
Đại tiện ra máu nhưng không đau biểu hiện của chứng táo bón. Chứng táo bón thường xuất phát từ thói quen ăn uống thiếu chất xơ, rau xanh, ngại vận động thân thể, nhịn đại tiện, uống ít nước hoặc từ các nguyên nhân bệnh lý thần kinh, tâm lý căng thẳng… Người bị táo bón rất khó đại tiện, phân khô cứng và khuôn phân to dễ làm rách miệng hậu môn, dẫn đến đi ngoài ra máu đỏ tươi. Tuy nhiên, đại tiện ra máu chỉ là một trong rất nhiều hậu quả khác của táo bón, ví dụ như: đầy chướng bụng, tiêu hóa kém, thể trạng mệt mỏi, tích tụ độc tố cơ thể do phân bị ứ đọng lâu ngày tại đường ruột, thậm chí bị sa trực tràng, trĩ…
Táo bón là nguyên nhân chính gây nên nứt kẽ hậu môn, biểu hiện bằng tổn thương là vết rách theo chiều dọc ở niêm mạc hậu môn có chiều dài khoảng 1cm. Người bệnh lúc này thường xuyên cảm thấy đau rát, đặc biệt là khi đại tiện và có kèm theo máu tươi. Tuy nhiên, lượng máu ít hơn nhiều so với bệnh trĩ.
Viêm nhiễm, nứt kẽ hậu môn
Các bệnh viêm nhiễm, nứt kẽ hậu môn chủ yếu lại xuất phát từ nguyên nhân táo bón. Bệnh nhân cố gắng rặn làm ống hậu môn, sưng, phù nề, đỏ mọng, chảy máu thành từng giọt, thậm chí bị bội nhiễm, lở loét vùng hậu môn.
Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn bề mặt ống hậu môn xuất hiện các vết nứt theo chiều dọc, ban đầu các vết nứt khá nhỏ, nếu tình trạng táo bón chấm dứt vết nứt có khả năng tự lành. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm chứng táo bón, mỗi lần đại tiện vết nứt lại bị căng giãn mạnh khiến chúng ngày càng nứt to hơn. Nứt kẽ hậu môn gây rất nhiều đau đớn cho người bệnh kèm theo đau rát và chảy máu hậu môn.
Viêm loét đại trực tràng khiến đi đại tiện ra máu, đau dữ dội
Bệnh hiếm gặp và có thể gây chảy máu đen hoặc đỏ tươi khi đi ngoài. Viêm loét đại trực tràng gây chảy máu hậu môn mỗi lần đại tiện kèm theo chất nhầy dính trên phân. Một số trường hợp còn bị sốt và đau bụng dưới dữ dội.
Bệnh nhân đại tiện nhiều lần, máu tươi có thể lẫn dịch nhầy, kèm theo sốt và đau bụng dưới. Bệnh có thể chẩn đoán bằng soi trực tràng và đại tràng.
Viêm loét đại trực tràng cũng có biểu hiện đại tiện ra máu, tuy nhiên lượng máu không đáng kể. Lúc mới bị bệnh, người bệnh thường cảm thấy mót rặn, đi cầu tiêu chảy nhiều lần kèm theo đó là chất nhầy lẫn máu…Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây biến chứng hẹp đại tràng, áp xe hậu môn, viêm da mủ hoại thư…rất nguy hiểm.
Ung thư trực tràng
Đi ngoài ra máu đông thường gặp ở người già, người bệnh có thể đi ngoài ra máu đen hoặc tươi và lẫn trong phân kèm theo triệu chứng đi ngoài ra máu vón cục kèm ợ hơi, đau bụng, mệt mỏi, kiết lỵ…. Thăm và soi trực tràng thấy khối u, thời kì cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, xuất hiện táo bón.
Xem thêm: Cách đi đại tiện nhanh đơn giản, hiệu quả chỉ trong “tích tắc”
Nguyên nhân bị trĩ đi ngoài ra máu
Không phải ngẫu nhiên người bệnh có triệu chứng bị trĩ đi ngoài ra máu, thực tế hiện tượng này là do thói quen ăn uống sinh hoạt, sử dụng các loại thuốc gây tác dụng phụ… khiến cho các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn bị căng dãn quá mức gây viêm sưng và xuất huyết. Một số các nguyên nhân có thể khiến bị bệnh trĩ đi ngoài ra máu như
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, ít nước, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng… khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, phân khô, dẫn đến táo bón. Tác nhân chính gây ra bệnh trĩ.
Táo bón lâu ngày: Khi bị táo bón, phân thường to và khó đào thải. Người bệnh thường có thói quen rặn đẩy phân ra ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị căng giãn quá mức, tạo thành các búi trĩ.
Lười vận động: Đứng hoặc ngồi một chỗ nhiều giờ, ngại vận động, không hoạt bát khiến các bộ phận cơ thể trên chèn ép xuống ổ bụng, hậu môn trực tràng. Làm giảm lưu thông máu, cư quan không được bơm đầy đủ máu dẫn đến hoạt động không có độ đàn hồi, cơ thắt hậu môn hoạt động kém, suy yếu. lâu dần sẽ gây ra bệnh trĩ nội trĩ ngoại.
Làm việc nặng thường xuyên, bị dãn phế quản, ho nhiều… gây áp lực từ vùng ổ bụng xuống hậu môn. Khiến các tĩnh mạch trực tràng suy yếu, lâu dần chính là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
Thói quen đại tiện: Nguyên nhân gây trĩ nội trĩ ngoại là gì? Ngoài yếu tố dinh dưỡng, táo bón lâu ngày, lười vận động thì thói quen xấu khi đại tiện cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ. Bao gồm, thói quen rặn khi đại tiện, ngồi đại tiện lâu sẽ khiến các tĩnh mạch bị căng giãn, căng phồng. Lâu ngày, các tĩnh mạch này sẽ bị xung huyết, tụ máu tạo thành các búi trĩ.
Mang thai, sinh con: bầu bị trĩ đi ngoài ra máu là do khi mang thai với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ. Thai nhi sẽ dồn sức nặng xuống vùng xương chậu, hậu môn, cách tĩnh mạch bị chèn quá lớn, gây ra bệnh trĩ. Với các mẹ khi vượt cạn phải dùng hết sức rặn để đưa em bé ra ngoài. Lúc này sẽ khiến các tĩnh mạch tổn thương nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể sa hẳn ra ngoài.
Bị trĩ đi ngoài ra máu phải làm sao?
Bị trĩ đi ngoài ra máu là giai đoạn sớm của trĩ, tuy nhiên trong mức độ này rất nhiều người lại không phát hiện được một số tình trạng trĩ và thường hay xem thường mà bỏ qua. Càng về sau, số lượng máu chảy ra lại càng nhiều hơn bởi vì bệnh tiếp diễn nặng nề thêm, khi này không chỉ là máu dính lẫn trong phân mà bạn còn bắt gặp máu chảy ra thành giọt lúc đại tiện, thậm chí là phun thành tia. Lúc này, người bệnh có thể sẽ bị dễ rơi vào tình trạng thiếu máu, khiến cơ thể xanh xao, mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung…gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, nếu bị trĩ mà có triệu chứng đi ngoài ra máu người bệnh cần tìm cách chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu như:
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Phải tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, hãy luôn uống đủ nước (ít nhất 2 lít mỗi ngày), tránh để xảy ra tình trạng táo bón.
Dừng ngay những thói quen ăn uống có ảnh hưởng xấu tới bệnh như: dùng nhiều các chất cay nóng như riềng, ớt, tiêu hay sả, cũng bỏ luôn những thức uống có cồn gây hại đến bệnh trĩ nói riêng và sức khỏe của chúng ta nói chung như là rượu, bia...
2. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Luôn luôn thúc giục bản thân phải tăng cường vận động cơ thể khỏe mạnh với các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như là bơi lội hay đi bộ hoặc một số động tác có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ...
Bệnh nhân không nên đứng quá nhiều hay ngồi quá lâu hoặc bê vác những vật quá nặng, điều này làm ảnh hưởng xấu tới việc điều trị trĩ và gây đau đớn.
Hàng ngày, chúng ta phải tạo được thói quen là đi đại tiện đều đặn và tuyệt đối không nên nhịn đi cầu khi chúng ta đã mót, điều này sẽ làm cho phân cứng hơn và hiện tượng bị táo bón nặng hơn.
Phải giữ gìn vệ sinh nơi hậu môn. Sau khi chúng ta đi vệ sinh, chúng ta cần rửa bằng nước ấm thay vì việc chúng ta dùng giấy để lau. Vì dùng giấy lau sẽ có thể khiến búi trĩ của bệnh nhân bị tổn thương và còn có thể gây nhiễm trùng.
Hãy thường xuyên sử dụng các sản phẩm đã được bào chế từ nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như là rau diếp cá, rutin (chiết xuất từ hoa hòe) hay là tinh chất bột nghệ dưới các dạng meriva và magie. Việc sử dụng các sản phẩm này sẽ giúp chúng ta có thể ngăn ngừa được chứng táo bón và còn chống lại việc thiếu máu do đi ngoài ra máu. Thêm vào nữa là, việc sử dụng các sản phẩm này sẽ làm cho thành mạch bền hơn, và còn có thể chống viêm và tuyệt vời hơn nữa là nó có khả năng làm lành nhanh những vết thương do trĩ gây ra.
Xem thêm: Đau bụng đi ngoài ra máu cảnh báo 4 căn bệnh nguy hiểm
3. Dùng thuốc chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu
Việc sử dụng thuốc chữa bệnh đi ngoài ra máu, bạn nên tư vấn ý kiến của các bác sĩ hoặc các chuyên gia về hậu môn trực tràng, không tự ý sử dụng thuốc để chữa trị. Ngoài ra, người bệnh cũng lưu ý, khi thấy hiện tượng bị trĩ đi ngoài ra máu thì cần thăm khám bác sĩ để xác định mức độ cũng như nguyên nhân gây bệnh.
Bản chất bị bệnh trĩ đi ngoài ra máu là giai đoạn đầu nên đa phần các bác sĩ sẽ kê một số các loại thuốc như:
- Thuốc làm bền thành mạch: Ginkor fort, Rutin, Flavonoide, hay Daflon…
- Thuốc giảm đau rát ở hậu môn: Bên cạnh các thuốc bôi và thuốc đặt thì còn có các thuốc giảm đau theo đường uống như Paracetamol, Aspirin hay Ibuprofen.
- Thuốc kháng viêm, giảm sưng búi trĩ: Có nhiều loại thuốc kháng viêm, giảm sưng khác nhau nhưng thông dụng nhất là alphaChymotrypsin
- Thuốc diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng: Nhóm này bao gồm các loại thuốc kháng sinh hay các thuốc chứa oxit kim loại.
- Thuốc điều trị tắc mạch: Heparin, Clopidogrel hay Ticlopidine…
- Thuốc hydrocortisone chứa steroid giúp làm giảm những triệu chứng ngứa rát tạm thời và những biểu hiện khó chịu khác như hydrocortisone, kem cortisone –10 có tác dụng giảm ngứa hậu môn cực hiệu quả.
4. Tham khảo: 3 loại thảo dược giúp chấm dứt triệu chứng bị trĩ đi ngoài ra máu
Trước tiên, để điều trị, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm khi thấy triệu chứng bị trĩ đi ngoài ra máu, bạn nên chú ý tuyệt đối không sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nên vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm pha muối trước khi đi ngủ và sau khi đi đại tiện. Đồng thời, bạn nên áp dụng 1 trong 3 bài thuốc dân gian với vị thuốc có sẵn ngay trong vườn nhà mình có công dụng trị bệnh hiệu quả như sau:
- Bài thuốc 1: Rau diếp cá
Rau diếp cá không chỉ sử dụng làm rau ăn kèm trong các bữa ăn hàng ngày mà còn có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng, kháng khuẩn, phòng ngừa bệnh ung thư và điều trị bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi đặc hiệu.
Cách sử dụng rau diếp cá chữa chứng đại tiện ra máu tươi ở người mắc bệnh trĩ rất đơn giản, bạn chỉ việc:
– Cách 1: Hái, ngâm cùng muối hạt, rửa sạch và để ráo rồi ăn sống
– Cách 2: Bạn nấu sôi nước rồi cho rau diếp cá vào. Sau đó, hãy đổ ra chậu và xông hậu môn. Khi nước còn ấm, hãy rửa và ngâm hậu môn.
– Cách 3: Rau diếp cá rửa sạch, ngâm nước muối và giã nhuyễn đắp vào vị trí đau nhức thường chảy máu ở hậu môn.
- Bài thuốc 2: Vỏ cây hồng
Với vỏ cây hồng, bạn đem phơi khô khoảng 120gr rồi sấy chín. Sau đó, giã nhuyễn vị thuốc đã chuẩn bị này uống cùng nước gạo. Lưu ý, nên dùng một lần trong ngày, thực hiện đều đặn trong 2 tuần sẽ giúp giảm hẳn chứng bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi.
- Bài thuốc 3: Cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi còn có tên là cây cỏ mực có vị ngọt, tính lương vào hai kinh thận và can, có tác dụng chỉ huyết, bổ thận âm. Trong dân gian, loại cỏ này được sử dụng để cầm máu, chữa bệnh trĩ rau huyết và nhiều công dụng khác nữa.
Bạn có thể sử dụng cỏ nhọ nồi chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi đơn giản bằng cách cột một nắm cỏ nhọ nồi để nguyên cả rễ rồi giã nhuyễn. Sau đó, hãy cho một chén rượu nóng vào để lấy dịch đặc rồi uống nước còn bã đắp ngoài hậu môn.
Trên đây là những thông tin về triệu chứng bị trĩ đi ngoài ra máu, hy vọng sẽ giúp người bệnh biết chính xác tình trạng cũng như cách chữa dứt điểm triệu chứng này.
Tìm kiếm chúng tôi trên Google tại:
bị trĩ đi ngoài ra máu
bị trĩ đi ngoài ra máu tươi
bị bệnh trĩ đi ngoài ra máu
bầu bị trĩ đi ngoài ra máu
chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu
thuốc chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.