Cách đi đại tiện nhanh đơn giản, hiệu quả chỉ trong “tích tắc”

May 25, 2019
Đại tiện khó

Đi đại tiện là vấn đề sinh lý bình thường để đưa các chất thải ra bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên, ở một số trường hợp mắc táo bón, đại tiện khó thì đi đại tiện lại là vấn đề khó khăn, nhiều trường hợp phải ngồi hàng giờ trong nhà vệ sinh vì không đi đại tiện được. Hiểu được vấn đề này, chúng tôi đã tổng hợp các cách đi đại tiện nhanh đơn giản mà hiệu quả nhất.

Vì sao cần phải áp dụng cách đi đại tiện nhanh

Nếu như bạn thường xuyên không đi đại tiện được, mặc dù có cảm giác muốn đi hoặc không muốn đi… thì cần áp dụng cách đi đại tiện nhanh. Việc áp dụng cách đi đại tiện dễ dàng là hết sức cần thiết để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của các căn bệnh và những phiền toái trong cuộc sống như:

  • Táo bón: Táo bón là một hội chứng rối loạn cảm giác đại tiện mà người mắc phải sẽ gặp tình trạng khó đi đại tiện, phân trở nên rắn và số lần đi đại tiện thường ít hơn 3 lần một tuần. Mặc dù, táo bón không gây nguy cấp đến tính mạng nhưng nếu chủ quan bỏ qua thì người bệnh có thể phải đối mặt với những triệu chứng kéo dài, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Nguyên nhân gây táo bón thường xuất phát từ những thói quen ăn uống trong ngày không lành mạnh. Khi bị táo bón, nhiều người thường cố gắng dùng áp lực để đẩy phân ra ngoài. Thế nhưng, điều này không những gây tổn thương trực tràng mà còn khiến bạn có nguy cơ bị rách hậu môn, đi ngoài ra máu, viêm loét vùng kín... Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn khi gặp phải tình trạng táo bón mà không cần dồn hết sức lực để "rặn".
  • Đối diện với ung thư đại tràng và nhiều bệnh lý khác: Đại tiện khó khiến vùng hậu môn – trực tràng (nơi tích tụ các chất độc hại) ứ đọng lâu trong ruột già, làm hình thành khối phân rắn, khô, khó đẩy ra ngoài. Khối phân chèn ép các dây thần kinh dẫn tới tình trạng rối loạn toàn thân, đau đầu… nghiêm trọng hơn, chúng có thể gây ra bệnh ung thư đại tràng, bệnh trĩ, polyp trực tràng, nứt kẽ hậu môn… Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ đe dọa tính mạng của người bệnh.
  • Suy thận mãn tính: Nghiên cứu mới nhất tại Trường Đại học Tennessee (Mỹ) đăng trên tạp chí Journal of the American Society of Nephrology công bố mối liên quan giữa đại tiện khó để lâu ngày và bệnh thận mạn tính. Người bị táo bón, đại tiện khó khăn có nguy cơ cao hơn 13% phát triển bệnh thận mạn tính và 9% phát triển suy thận so với người không bị táo bón. Đặc biệt hơn, những người bị táo bón mạn tính nặng có nguy cơ cao hơn bị cả bệnh thận mạn tính và suy thận.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Đại tiện khó khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, mệt mỏi mỗi khi đi đại tiện. Điều này, khiến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh bị xáo trộn, chất lượng công việc, học tập bị giảm sút nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đến sắc thái của bệnh nhân: Bệnh khó đi đại tiện lâu ngày làm da trở nên khô và nhanh chóng xạm đi, khiến làn da của bạn trở nên xanh xao, nhợt nhạt. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh ngày càng tự ti khi giao tiếp với người đối diện.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng sữa: Bà mẹ ăn uống mất ngon, sữa sẽ thiếu chất cho bé bú, bé chậm phát triển và kém hoàn thiện về thể chất. Ngoài ra mẹ bị đại tiện khó do táo bón sau sinh, bé bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón, kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đối tượng cần áp dụng cách đi đại đại tiện nhanh

Không phải ai cũng nên áp dụng cách đi đại tiện nhanh, việc áp dụng cách đi đại tiện dễ dàng này chỉ nên sử dụng trong một số trường hợp và một số đối tượng nhất định. Nếu bạn đi đại tiện bình thường ngày 1 lần hoặc hơn, phân tươi, ẩm và không có hình dạng cố định. Phân có màu vàng, nâu hoặc xanh lá… là bình thường, tùy từng thể trạng không có quy định nào về việc đại tiện bình thường. Tuy nhiên, nếu như bạn đi vệ sinh lâu hơn 15 phút, phân cứng, cảm giác đau, phải rặn nhiều thì nên áp dụng cách đi đại tiện nhanh này. Các đối tượng cụ thể:

  • Người mắc bệnh táo bón

Bệnh táo bón xảy ra là do người bệnh ăn nhiều đồ cay nóng, chiên rán, thịt, đồ khô… ăn ít chất xơ. Do trong khẩu phần ăn không có rau xanh giúp làm mềm phân sẽ dẫn đến táo bón. Ngoài ra, không uống nhiều nước cũng là nguyên nhân gây ra táo bón.

  • Người lười vận động

Ngồi một chỗ quá lâu, đứng quá lâu khiến cho nhu động ruột không được co bóp hiệu quả. Hay nhịn đi đại tiện lâu làm cho nước trong phân bị hấp thu lại cơ thể khiến phân bị khô cứng.

  • Mắc một số bệnh hậu môn - trực tràng

Một số bệnh về hậu môn – trực tràng như: Trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm ruột, dính ruột… cũng khiến việc đi đại tiện trở nên khó khăn.

  • Người bị tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc có chứa thành phần như: canxi, nhôm… có thể có tác dụng phụ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém ảnh hưởng đến việc đi đại tiện. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc chữa táo bón cũng là nguyên nhân dẫn đến đại tiện khó khăn.

Những người do đặc thù công việc phải ngồi hoặc đứng một chỗ nhiều làm cho chức năng co bóp ruột giảm hoặc do nhịn đại tiện lâu thành thói quen, điều này khiến cơ thể mất dần cảm giác buồn đại tiện.

Xem thêm: Đau bụng đi ngoài ra máu cảnh báo 4 căn bệnh nguy hiểm

Cách đi đại tiện nhanh: Thay đổi thói quen sinh hoạt

Khi mắc chứng khó đại tiện, táo bón thì cách đi đại tiện nhanh đầu tiên mà chúng tôi khuyên bạn đó chính là thay đổi thói quen sinh hoạt. Việc thay đổi thói quen sinh hoạt sẽ giúp bạn điều chỉnh lại những thói quen không có lợi cho đường tiêu hóa, mặt khác giúp hệ tiêu hóa được cân bằng lại.

+ Uống nước nóng để kích thích hệ tiêu hóa

Bạn có thể kích thích hệ tiêu hóa bằng cách uống nước nóng. Khi bạn uống những loại thức uống nóng, bạn sẽ giúp khởi động quá trình nhu động trong cơ thể. Quá trình này góp phần thúc đẩy các múi cơ trong phần ruột của bạn giúp ruột nhanh chóng đẩy các chất thải trong cơ thể về phía trực tràng nhanh hơn.

Trong một nghiên cứu gần đây, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng chất caffeine trong cà phê giúp thúc đẩy và kích thích ruột, dẫn đến quá trình co bóp của ruột hiệu quả hơn 60% so với việc uống nước nóng và hơn 23% so với cà phê không chứa caffeine.

Các thành phần trong cà phê có khả năng kích thích cơ thể sản xuất một số loại nội tiết tố giúp bạn dễ tiêu hóa và dễ đi vệ sinh hơn. Vì thế, bạn nên thử uống những loại thức uống nóng khoảng 30 phút trước khi vào nhà vệ sinh. Đây là khoảng thời gian trung bình cần có để thức uống của bạn có thể kích thích hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với một số người, quá trình này có thể nhanh hơn nhiều.

Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp việc sử dụng thức uống nóng với một bữa sáng giàu chất xơ bằng cách dùng các món ăn như ngũ cốc nguyên hạt hoặc cháo yến mạch kết hợp với quả hạch. Khi thức uống nóng giúp kích thích tiêu hóa, chất xơ sẽ hỗ trợ giúp bạn dễ tiêu hóa hơn. Đây sẽ là một sự kết hợp tuyệt vời giúp ngăn ngừa chứng táo bón.

+ Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: 

Một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau lá xanh, rau họ cải, trái cây tươi cung cấp nhiều chất xơ hữu ích giúp việc tiêu hóa và bài tiết trở nên dễ dàng. Những loại thực phẩm giàu chất béo hữu ích cũng được khuyến khích như: Bơ, dầu dừa, dầu olive, dầu đậu phộng... Ngoài ra, thực phẩm giàu protein như: Trứng, sữa tươi, sữa chua sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn.

Các loại rau, củ, quả thường chứa nhiều chất xơ và vitamin nên hỗ trợ không nhỏ tới quá trình tiêu hóa trong cơ thể bạn. Lúc này, nếu bị táo bón thì hãy tích cực ăn nhiều rau xanh cũng như các loại trái cây tươi để giảm bớt áp lực trong dạ dày và giúp việc đi ngoài trở nên dễ dàng, trơn tru hơn.

+ Thay đổi tư thế ngồi khi đi vệ sinh – cách đi đại tiện nhanh hiệu quả

Cơ thắt hậu môn là một loại cơ giúp bạn kiểm soát và kiềm chế các chất thải bằng cách tạo ra một nút thắt ở giữa trực tràng và đại tràng. Khi bạn ngồi ở tư thế thông thường, phần cơ này chỉ được thả lỏng một phần.

Tuy nhiên, khi bạn ngồi xổm, phần cơ này sẽ hoàn toàn được thả lỏng, từ đó giúp phần chất thải trong cơ thể bạn có thể ra ngoài dễ dàng hơn.

Mặc dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải ngồi xổm khi đi vệ sinh vì hiện nay đa số bồn cầu được thiết kế không phù hợp với việc ngồi xổm. Bạn có thể sử dụng một chiếc ghế nhỏ cao khoảng 20cm. Bạn chỉ cần đặt chân lên chiếc ghế này khi đi vệ sinh để giúp nâng cao đầu gối của bạn lên vị trí cần thiết.

+ Thức dậy sớm hơn bình thường

Theo các chuyên gia, buổi sáng là thời gian tốt nhất để bạn đi vệ sinh. Nguyên nhân là do thông thường đại tràng của bạn sẽ dễ bị kích thích vào buổi sáng. Ngay sau khi bạn thức dậy, đại tràng sẽ bắt đầu co bóp ngay lập tức. Điều đó sẽ phát động tín hiệu cho cơ thể bạn, báo rằng đã đến lúc để bạn đi vệ sinh, từ đó bạn sẽ dễ dàng đi vệ sinh hơn vào khoảng thời gian này.

Các nhà khoa học cho biết cơ thể của bạn có một số chương trình nhất định và nếu bạn hỗ trợ và giúp cơ thể thực hiện những chương trình ấy đúng giờ, cơ thể bạn sẽ hoạt động tốt hơn. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên lờ những tín hiệu này, lâu dần cơ thể bạn sẽ không còn phát những tín hiệu này nữa.

Hậu quả là bạn sẽ không còn có cảm giác muốn đi vệ sinh, điều đó dẫn đến chứng đầy hơi chướng bụng và cảm giác khó chịu. Trường hợp tệ hơn là một số người cố gắng ép bản thân đi vệ sinh và điều này sẽ dễ dẫn đến chứng bệnh trĩ.

Vì thế, nếu bạn biết rằng mình cần phải đi vệ sinh trước khi rời khỏi nhà, bạn hãy cố gắng dậy sớm để bản thân có thời gian thư giãn và giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Xem thêm: Trẻ đi ngoài ra máu bố mẹ chớ nên xem thường

9 cách đi đại tiện nhanh bằng mẹo và bài tập đơn giản

Nếu như bạn gặp khó khăn trong việc đi đại tiện thì bạn có thể áp dụng cách đi đại tiện nhanh bằng mẹo. Cách này được đánh giá là hiệu quả, an toàn và tốn ít chi phí.

1. Mẹo lăn quanh miệng

Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút - khoảng độ 200 vòng, triệu chứng đại tiện khó sẽ được giải quyết.

Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy.

2. Bài tập mát xa tai 30 giây

Bài tập thông ruột ngay với 3 bước tập đơn giản, mỗi bước 30 giây

Bước 1: Mát xa (vuốt) tai

Trên tai chúng ta có rất nhiều huyệt vị có phản xạ và kết nối với các bộ phận bên trong cơ thể.

Nếu dùng tay để vuốt trong vòng 30 giây có thể "đánh thức" nhiều bộ phận liên quan khác, đồng thời làm cho hệ thống thần kinh tự chủ khôi phục lại ở mức cân bằng, giúp đào thải chất thải cứng bên trong cơ thể.

Cách thực hiện: Quay ngược bàn tay, hướng lòng bàn tay về phía trước, dùng ngón trỏ và ngón cái kéo vuốt vành 2 tai. Sau đó tiếp tục vuốt tai nhẹ nhàng di chuyển theo hướng từ xoáy lỗ tai ra ngoài theo hình vòng cung.

Cùng cách làm như trên, dùng ngón trỏ và ngón cái véo vào vành tay, kéo tai ra ngoài giống như muốn làm thẳng vành tai với một lực vừa phải, không làm đau tai.

Bước 2: Cách đi đại tiện nhanh bằng bài tập thở bằng bụng

Hít vào:

Ngồi với tư thế thoải mái, 2 chân mở rộng, đầu gối vuông góc 90 độ sát vào thành ghế, thân trên thẳng, vai thoải mái, hai tay đặt úp vào hai bên vùng bụng dưới giáp ranh với đùi.

Hít thật sâu sao cho vai và lưng căng ra, sống lưng, cổ có chút ngửa nhẹ ra sau cảm giác căng cả nửa thân trên. Không khí tràn vào khắp cơ thể, bụng hơi đầy lên, chứa nhiều hơi.

Thở ra:

Sau khi hít đủ "no" không khí vào bụng, bắt đầu thở ra từ từ bằng miệng, đầu cúi thấp, xương bả vai thả lỏng về phía trước, lồng ngực cảm giác bị ép teo lại. Toàn bộ khí trong bụng phải đẩy hết ra ngoài, bụng hóp phẳng.

Thả lỏng vùng xương chậu, làm cho đầu gối tự nhiên thu vào phía trong, kết thúc phần hít vào thở ra.

Nói một cách đơn giản là bạn phải hít một hơi thật sâu hết sức, rồi lại "thổi" ra bằng miệng cho đến khi có cảm giác trong người không còn một chút khí nào, bụng và ngực lép kẹp lại là được.

Bước 3: Mát xa chân/ bấm huyệt ở gan bàn chân
Bước cuối cùng trong cách đi đại tiện nhanh ở bài tập “mát xa tai 30 giây” chính là ngồi xếp bằng bắt chéo chân, bàn chân phải đặt trên đùi trái, hướng gan bàn chân lên trên. Một tay cố định đặt tại mắt cá để giữ chân, tay còn lại ấn mạnh vào huyệt giữa gan bàn chân.

Việc này giúp bạn truyền nhiệt từ dưới cơ thể lên phía trên, kích thích tuần hoàn máu. Mỗi lần thực hiện khoảng 30 giây cho mỗi bên chân rồi đổi bên.

Dưới gan bàn chân có huyệt thông tuyền, có chức năng điều chỉnh hệ thống thần kinh tự chủ, giải quyết triệt để hiện tượng thể chất quá lạnh nên lượng máu trong cơ thể lưu thông kém.

Khi bấm bào huyệt này, sẽ kích thích sự trao đổi chất trên bàn chân. Ngoài ra, một nửa sau của bàn chân tương ứng và kết nối với khu phản xạ đại tràng, kết tràng và hậu môn.

Chính vì vậy, khi mát xa ở vùng này sẽ kích thích lớn các vùng phản xạ, từ đó có thể cải thiện đại tiện khó, thúc đẩy nhu động ruột.

Cơ sở khoa học của bài tập này nằm ở chỗ, bắt đầu từ việc kết hợp giữa mát xa làm nóng vùng tai, đánh thức các dây thần kinh.

Sau đó hít thở sâu, tăng cường kích thích các huyệt vị ở chân và làm nóng cơ thể, đẩy nhanh nhu động ruột, hệ tiêu hóa, giúp bạn đại tiện một cách dễ dàng.

Sở dĩ như vậy nên khi bài tập được giới thiệu, rất nhiều người đã chia sẻ cho nhau và trở thành chủ đề nóng được quan tâm đặc biệt trên các diễn đàn.

Đây có thể là bài tập đơn giản giúp nhiều người lâu nay bị đại tiện khó có thể có cơ hội để "thử" tập theo.

4. Cách đi đại tiện nhanh bằng phương pháp xoa bóp bụng

Buổi sáng thức dậy, hãy xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ để giúp vùng bụng được làm nóng. Động tác xoa bóp nhẹ nhàng này sẽ giúp kích thích nhu động đại tràng, tăng cảm giác buồn đại tiện và giúp người mắc bệnh đại tiện khó có thể đi ngoài dễ dàng hơn.

5. Xả nước ấm vào vùng hậu môn

Ngoài những cách trên thì bạn cũng có thể sử dụng thêm cả vòi hoa sen, nhưng nhớ vặn sang chế độ nước ấm và xả trực tiếp vào hậu môn để giúp làm mềm phân. Đặc biệt, cách làm này sẽ giúp giảm bớt tình trạng đau rát khi đẩy phân ra ngoài.

6. Đi bộ một vòng

Vận động nhẹ nhàng cũng là một cách tuyệt vời để kích thích hệ tiêu hóa. Nếu lâu nay bạn ít vận động, hãy thử đứng dậy đi dạo một vòng xung quanh khu phố để kích thích nhu động ruột.

Cho dù cảm thấy khó chịu vì chứng táo bón, bạn cũng đừng ngồi hoặc nằm một chỗ. Hãy đứng dậy và đi lại mỗi ngày. Hoạt động đi bộ hoặc chạy bộ có thể giúp giảm nhẹ tình trạng táo bón.

Một yếu tố nguy cơ gây khó đại tiện là sự thiếu vận động. Việc tăng mức hoạt động có thể giúp thúc đẩy quá trình hô hấp và tăng nhịp tim. Điều này sẽ kích thích sự co bóp tự nhiên của các cơ trơn trong ruột và giúp bạn đi tiêu dễ hơn.

7. Tưởng tượng bạn sẽ đi vệ sinh

Điều này nghe có vẻ khó tin, tuy nhiên việc tưởng tượng rằng bạn có thể thành công trong việc đi vệ sinh sau nhiều ngày đầy bụng có thể mang lại cho bạn một số lợi ích bất ngờ đấy.

Thực tế, nhiều chuyên gia vẫn thường áp dụng phương pháp hình dung này để chữa trị cho các bệnh nhân bị táo bón. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự kết hợp giữa cơ thể và nhận thức của bạn có thể giúp thả lỏng sàn xương chậu để bạn có thể đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Khi bạn đã quen với việc tưởng tượng, bạn thậm chí có thể điều khiển và thả lỏng các múi cơ của mình theo ý muốn, từ đó giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn rất nhiều.

8. Massage vùng đáy chậu để thư giãn

Vùng đáy chậu là vùng nằm giữa hậu môn và cơ quan sinh dục. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật massage vùng này để việc đi vệ sinh không còn khó khăn nữa. Các nhà khoa học tin rằng việc tạo áp lực lên vùng đáy chậu sẽ giúp những bộ phận ở khu vực này được thư giãn, từ đó giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Cách “tự xoa bấm huyệt” như trên được ghi nhận là có tác dụng phá vỡ phân cứng, nới lỏng các cơ và kích thích các dây thần kinh chịu trách nhiệm về hoạt động của ruột, giảm bớt chứng táo bón cho bạn.

9. Thả lỏng khi ngồi trên bồn cầu

Cố gắng thả lỏng khi bạn ngồi trên bồn cầu và thở đều. Không nín thở và không hít thở sâu khi bắt đầu. Một kỹ thuật đi tiêu là tưởng tượng ống hậu môn của bạn là buồng thang máy. Cố gắng nhẹ nhàng đẩy nó xuống tầng trệt, sau đó xuống tầng hầm cho đến khi xuống hết mức có thể.

Thả lỏng một giây, nhưng đừng để thang máy lại đi lên.

Mở rộng phần ngang eo, đẩy xuống và ra sau. Bạn không nên rặn, nhưng cố gắng duy trì áp lực.

Cách đi đại tiện nhanh bằng các nguyên liệu tại nhà

Ngoài cách chữa đại tiện khó bằng thuốc Đông y và thuốc Tây y, bạn có thể tham khảo cách cách đi đại tiện nhanh bằng các nguyên liệu tại nhà bằng các cách sau:

1. Sử dụng cây nha đam

Cây nha đam (lô hội) được khá nhiều người dùng để trị táo bón cấp tính với liều cần thiết nhỏ nhất để làm mềm phân. Liều nhuận tràng cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi là 0.04 - 0.11g dịch ép khô lá lô hội hoặc uống 0.1g vào buổi chiều.

Tác dụng tuy khá nhanh, nhưng người bị táo bón không nên dùng nha đam để trị táo bón trong thời gian dài. Nhiều bệnh nhân tự ý sử dụng quá liều nha đam dẫn đến bị tiêu chảy, mất nước. Một số trường hợp không nên dùng lô hội (nha đam) để trị táo bón như: tắc hoặc hẹp ruột, mất trương lực, mất nước, mất điện giải nặng, điều trị táo bón mạn tính, viêm ruột thừa, viêm ruột kết loét, hội chứng ruột kích thích.

2. Ăn khoai lang để nhuận tràng

Khoai lang được coi là một trong các loại rau đầu bảng bổ sung chất xơ, giúp nhuận tràng thông tiện, giảm táo bón hiệu quả. Khoai lang có thể dùng cả củ lẫn ngọn lá để chữa táo bón. Bạn có thể sử dụng khoai lang làm cách đi đại tiện nhanh hiệu quả mà tốn ít chi phí.

3. Uống một cốc nước ấm pha nước cốt chanh

Một cốc nước ấm vắt chút nước cốt chanh uống ngay khi ngủ dậy mỗi buổi sáng sẽ đặc biệt hữu ích, nhưng bạn có thể uống vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Bạn chỉ cần pha 1 thìa cà phê nước cốt chanh với 1 cốc (240 ml) nước ấm và uống từ từ.

Nước ấm pha nước cốt chanh sẽ làm mềm phân và giúp bạn đi tiêu, nhưng có thể bạn cần đợi một lúc mới có hiệu quả.

Nếu thường xuyên bị táo bón, có thể bạn nên cân nhắc tập thói quen bắt đầu một ngày mới với một cốc nước ấm pha nước cốt chanh.

Nếu không có sẵn nước cốt chanh, bạn cũng có thể uống một tách trà, cà phê hoặc chỉ đơn giản là nước ấm để kích thích nhu động ruột.

4. Pha dung dịch muối Epsom

Muối Epsom được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho phép sử dụng như một chất nhuận tràng trong thời gian ngắn. Nếu trong nhà có sẵn muối Epsom, bạn có thể hòa tan 1-2 thìa cà phê muối (xem bao bì để đảm bảo sử dụng đúng liều lượng) vào một cốc nước (240 ml) để uống. Cách này sẽ giúp bạn đi tiêu trong vòng 30 phút đến 6 tiếng.

Bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn tắm pha muối Epsom để chữa táo bón. Tích đầy nước ấm vào bồn tắm và thêm một cốc muối Epsom vào nước. Muối Epsom sẽ được hấp thụ vào cơ thể bạn thông qua da.

5. Thử dùng dung dịch muối nở

Hỗn hợp muối nở và nước cũng có thể giúp giảm chứng đại tiện khó. Bạn hãy pha một thìa muối nở với ¼ cốc nước để uống. Liệu pháp này cũng có tác dụng giảm đầy hơi hoặc cải thiện tình trạng khó chịu trong dạ dày thường đi kèm với chứng bệnh khó đi đại tiện.

Nhớ rằng muối nở có hàm lượng natri cao, vì vậy đây không phải là liệu pháp lý tưởng đối với những người đang áp dụng chế độ ăn ít natri.

6. Ăn vài quả mận hoặc uống nước ép mận 

Quả mận được biết đến với công dụng kích thích đi tiêu. Nếu trong nhà có sẵn mận hoặc nước ép mận, bạn có thể thử ăn hoặc uống một chút để cho dễ đi tiêu.

Bạn không cần dùng nhiều mận, chỉ vài quả mận hoặc một cốc nước ép là đủ. Hai quả mận cỡ vừa có chứa khoảng 2 g chất xơ, một cốc nước ép mận có khoảng 5,2 g chất xơ.

Nếu mắc chứng đại tiện khó mãn tính, bạn nên thử liệu pháp thanh lọc bằng nước ép táo và nước ép mận. Uống 2 hoặc 3 cốc nước ép mận vào buổi sáng khi dạ dày còn rỗng, một lúc sau uống thêm một cốc nước ép táo. Sự kết hợp của hai loại nước ép này chắc chắn sẽ giúp bạn giảm triệu chứng khó đi đại tiện và dễ đi tiêu hơn.

Cách đi đại tiện nhanh bằng thuốc Tây giúp nhuận tràng

Đại tiện khó có thể chữa khỏi được bằng thuốc tây y. Tuy nhiên, việc áp dụng cách đi đại tiện nhanh bằng thuốc Tây ý cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng. Bạn có thể tham khảo và xin chỉ dẫn sử dụng của bác sĩ một số loại thuốc sau:

  • Sử dụng thuốc nhuận tràng, thông tiện

Khi bại đại tiện khó bạn sẽ không thể đi đại tiện được do đó bạn có thể tham khảo một số loại thuốc giúp nhuận tràng, thông tiện. Thuốc nhuận tràng là phương pháp hữu hiệu, nhanh chóng giải quyết được tình trạng khó tiêu hóa bởi sau khi dùng, họ thấy ngay được hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có tác dụng tức thời, ngắn hạn, người bị táo bón, đi đại tiện khó chỉ nên dùng trong 2 - 3 ngày. Nếu lạm dụng loại thuốc này, dùng quá lâu có thể gây ảnh hưởng không tốt lên màng nhày ruột. 

Hiện nay trên thị trường có vô vàn loại thuốc nhuận tràng khác nhau. Trong đó, các loại thuốc Tây hỗ trợ nhuận tràng thường được phân thành 5 loại chính gồm:

- Thuốc nhuận tràng tạo khối: cellulose, hemicellulose, pectin…

- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Sorbitol, glycerin, lactulose, magie phosphat…

- Thuốc nhuận tràng làm mềm phân: các muối của docusate, poloxamer…

- Thuốc nhuận tràng kích thích: bisacodyl, nhóm anthraquinon…

- Thuốc nhuận tràng làm trơn: dầu khoáng …

Trong 5 nhóm trên, thuốc nhuận tràng tạo khối được coi là an toàn nhất, nhưng tác dụng đến rất muộn và cần tránh đối với những bệnh nhân có tiền sử tắc nghẽn ruột. Các nhóm thuốc Tây nhuận tràng nói chung chỉ hỗ trợ điều trị triệu chứng mà không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây đại tiện khó. Sử dụng các loại thuốc này cần có sử chỉ dẫn, không tự ý dùng kéo dài vì có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc như:

- Tiêu chảy

- Mất khả năng tự nhu động của đại tràng, gây lệ thuộc vào thuốc

- Khi dừng thuốc, táo bón tái phát trở lại và có thể nặng hơn ban đầu

- Gia tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, một bệnh khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

  • Sử dụng thuốc hút nước vào lòng ruột

Do uống ít nước, mà nước lại được cơ thể hấp thu nên trong lòng ruột có rất ít nước khiến phân khô cứng, vón lại, khó thải ra và nếu cố rặn ra được thì sẽ thấy có máu (do làm rách hậu môn). Lúc này cần dùng các chất kéo nước vào lòng ruột, giữ nước tại đó, làm cho phân mềm nhão, ra dễ dàng mà không gây táo bón. Sử dụng thuốc hút vào lòng ruột chính là cách đi đại tiện nhanh như vậy. Nhóm này có các loại như:

- Magie sulfat ngậm nước: Hút nước vào ruột, làm nhuận tràng. Dạng ngậm nước (MgSO4, 7H2O) có tinh thể hình lăng trụ, không màu, vị hơi chát đắng, mát, dễ mất nước trong không khí khô trở thành dạng khan (MgSO4), bột vụn.

- Sorbitol: Có tính lợi mật, tăng tiết mật, dẫn tới tăng ngấm nước vào chất chứa trong ruột, làm nhuận tràng. Không dùng cho người viêm đại tràng, tắc ruột, đau bụng chưa rõ lý do.

- Macrogol: Là một nhóm chất có phân tử lượng lớn, tên mỗi chất riêng có ghi kèm thêm số phân tử lượng (ví dụ macrogol-4000). Nó hút nước vào đường ruột, làm nhuận tràng. Thuốc forlax, mỗi gói chứa 10g macrogol-4000 dùng nhuận tràng.

  • Thuốc tăng thể tích phân

Khi vào ruột, các chất này hút nước, trương nở, tăng thể tích phân ở trực tràng tạo ra sự kích thích tự nhiên, làm cho người bệnh muốn và đi ngoài dễ dàng. Nếu không uống kèm đủ nước, thuốc sẽ không có hiệu lực, không thể làm hết bệnh táo bón mà còn có thể gây ra tắc ruột. Nhóm này có các loại thuốc:

- Thạch (agar- agar): Dùng thạch hay rau câu (một loại chứa thạch) nấu với nước cho thạch hay rau câu trương nở hết, rồi ăn.

- Normacol: Là chất nhầy thiên nhiên có tính chất hút và giữ nước cao, dùng dưới dạng cốm (hộp 375g), khi dùng thuốc chú ý uống đủ nước. Không dùng cho người hẹp ống tiêu hóa, viêm đại tràng, tắc ruột.

  • Thuốc gây kích thích

Dùng các chất gây kích thích, làm tăng nhu động ruột, tăng khả năng lưu thông thức ăn, không gây tắc nghẽn, loại bỏ triệu chứng táo bón.

Thuốc thường dùng: Bisacodyl: biệt dược: bisalaxyl (Việt Nam), contalax, ducolax (Pháp): gây kích thích làm tăng vận động kết tràng, tăng tiết nước, làm nhuận tràng. Dùng viên 5mg (uống) hay thuốc đạn (nhét hậu môn). Thuốc có thể gây rối loạn nhịp tim (xoắn đỉnh) khi dùng chung với một số thuốc tim mạch, huyết áp. Không được dùng cho trẻ em dưới sáu tuổi. Thận trọng với người ruột dễ bị kích thích (vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa). Không dùng dạng viên uống cho người viêm đại tràng, tắc ruột.

  • Thuốc làm trơn phân

Dùng chất dầu khoáng (như dầu paraphin). Chất này sẽ bao lấy phân làm cho phân trơn dễ đi ngoài. Cũng có loại chứa glycerol (biệt dược: rectiofar) hay chứa docusat (biệt dược: norgalat) nhưng đều dùng dưới dạng thụt vào trực tràng, khó dùng ở nhà.

Cách đi đại tiện nhanh bằng thuốc Đông y

Để chữa đại tiện khó bằng thuốc đông y, cần có chẩn đoán đúng thể bệnh để điều trị theo pháp phương phù hợp, bạn nên hỏi các chuyên gia, thầy thuốc Đông y để việc áp dụng cách đi đại tiện nhanh được hiệu quả, không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Chữa đại tiện khó bằng thuốc Đông y có thể gia thêm các vị thuốc có tác dụng nhuận tràng như ma nhân (vừng đen).

1. Đại tiện khó do địa tạng âm hư, huyết nhiệt hoặc sau khi mắc bệnh cấp tính gây tân dịch giảm

- Chứng trạng: táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khô, hay lở loét miệng, lưỡi đỏ ít rêu, người háo khát nước, hay cáu gắt, mạch tế.
- Pháp: Lương huyết nhuận táo, dưỡng âm nhuận táo.
- Phương thuốc:
+ Bài thuốc nam theo kinh nghiệm dân gian: Lá dâu 100g, Vừng đen 100g, Sa sâm 200g, Mạch môn 200g. Tán nhỏ các vị thành bột sau đó trộn với mật ong viên tròn lại, mỗi ngày uống 10g.
+ Bài thuốc Ma tử nhân hoàn: Ma tử nhân 100g, Hạnh nhân 50g, Bạch thược 50g, Đại hoàng 40g, Hậu phác 40g, Chỉ thực 40g. Tán nhỏ thành bột, mỗi ngày uống 10g.
- Phương châm: Châm bổ tam âm giao, Thái khê, Trung quản, Thiên khu, Tỳ du, Đại trường du, Túc tam lý, Chi câu.

2. Đại tiện khó do huyết hư (thiếu máu)

- Chứng trạng: Hay gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau sinh mất máu khiến cho cơ thể suy nhược, mệt mỏi, sắc mặt trắng nhợt, cơ yếu, táo bón lâu ngày. Bạn có thể áp dụng cách đi đại tiện sau sinh cho chị em phụ nữ.
- Pháp: bổ huyết nhuận táo
- Phương:
+ Bài thuốc Nam theo kinh nghiệm dân gian: Hà thủ ô đỏ 100g, Kỷ tử 100g, Long nhãn 100g, Tang thầm 100g, Bá tử nhân 100g, Vừng đen 200g tán bột trộn cùng mật ong làm viên, mỗi ngày 10g.
+ Bài thuốc Tứ vật thang gia giảm: Thục địa 12g, Xuyên khung 08g, Đương quy 08g, Bạch thược 12g, Bá tử nhân 8g, Vừng đen 8g, Đại táo 8g.
- Phương châm: Châm bổ Cách du, Cao hoang, Thiên khu, Trung quản, Tỳ du, Đại trường du, Túc tam lí, Chi câu.

3. Đai tiện khó do khí hư

- Chứng trạng: hay gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ nhiều lần trương lực cơ giảm. Có các biểu hiện như cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi.
- Pháp: Ích khí nhuận tràng
- Phương: 
+ Bài thuốc nam theo kinh nghiệm dân gian: Củ mài 12g, Kỷ tử 12g, Vừng đen 12g, Sài hồ 12g, Đảng sâm 16g, Bạch truật 12g. 
+ Bài thuốc: Bổ trung ích khí gia giảm: Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 12g, Đảng sâm 12g, Đương quy 8g, Trần bì 6g, Sài hồ 12g, Thăng ma 12g, Nhục thung dung 8g, Bá tử nhân 8g, Ma nhân 8g, Cam thảo 6g.
- Phương châm: Châm bổ các huyệt Trung quản, Thiên khu, Tỳ du, Đại trường du, Túc tam lý, Chi câu, Quan nguyên, Quy lai.

4. Táo bón do khí trệ (do thói quen, nghề nghiệp)

- Chứng trạng: Bệnh nhân ngồi lâu không thay đổi tư thế hoặc do viêm đại tràng mạn tính gây ra, táo bón, đi ngoài khó, đau bụng từng cơn.
- Pháp: Kiện tỳ hành khí nhuận hạ
- Phương: Bài thuốc đối pháp lập phương: Đảng sâm 12g, Bạch truật 12g, Ý dĩ 8g, Chỉ xác 8g, Ma nhân 8g.

Nếu đã thử hết các cách đi đại tiện nhanh như đã nêu trên mà vẫn không đi vệ sinh được, có thể là bạn bị tắc ruột. Nếu tình trạng táo bón kéo dài nhiều tuần, bạn cần đi khám để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng hơn. Bạn nên đến bác sĩ ngay lập tức nếu có các triệu chứng như co thắt, chuột rút, chóng mặt hoặc kiệt sức

Tìm kiếm chúng tôi trên Google tại:

cách đi đại tiện nhanh

cách đi đại tiện dễ dàng

cách đi đại tiện sau sinh

cách đi đại tiện mỗi ngày

Từ ngày 01/07 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.
Bác sĩ Trịnh Tùng

Tiến sĩ.Bác sĩ CKII: Trịnh Tùng chuyên khoa: Ngoại tiêu hóa

Chuyênkhoa: Ngoại tiêu hóa

Trình độ học vấn:

-        Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội

-        Bác sỹ chuyên khoa cấp I

-        Bác sỹ Nội trú tại cộng hòa Pháp

-        Bác sỹ chuyên khoa cấp II

-        Tiến sĩ, bác sỹ y khoa

Sở trường chuyên môn:

-        Thực hiện khám, tư vấn và điều trịcác bệnh lý về tiêu hóa

-        Điều trị và phẫu thuật các bệnh lýhậu môn – trực tràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

Tiếnsĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng có gần 40 năm kinh nghiệm khám, điều trị và phẫu thuật cácbệnh hậu môn – trực tràng. Với kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, kĩ thuật vàphương pháp điều trị tốt, bác sỹ luôn được người bệnh tin tưởng, tín nhiệm.

Related Posts

Nhận tư vấn miễn phi

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa