Đại tiện khó là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều người cho rằng đây chỉ là triệu chứng bình thường khi bị rối loạn tiêu hóa. Thế nhưng, thực tế đây lại là triệu chứng cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm, gây phiền toái, đau đớn cho người bệnh, thậm chí nhiều người còn cho đây là căn bệnh: bệnh khó đi đại tiện và tìm kiếm cách chữa đại tiện khó dứt điểm mà an toàn.
Đại tiện khó khi nào?
Đại tiện khó và ra máu là nỗi ám ảnh của không ít người. Vậy đại tiện khó khi nào? Đây là tình trạng đi tiêu phân khô cứng, màu đen hay vón cục, đại tiện khó là khi buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh đến nỗi có lúc bật cả máu tươi.
Không chỉ vậy, người bệnh còn có thời gian đại tiện lâu hoặc nhiều ngày mới đi cầu một lần, kèm theo đó là các biểu hiện đau bụng, căng tức hậu môn, đau đầu, mệt mỏi khi đại tiện, đau rát mỗi lần đi đại tiện do phải rặn quá nhiều, buồn nôn, chán ăn…
Nhiều người thường nhầm lần giữa đại tiện khó với hiện tượng táo bón bởi chúng có những biểu hiện gần như là tương tự nhau. Tuy nhiên đây lại là 2 hiện tượng hoàn toàn khác nhau. Đại tiện khó khăn là một chứng bệnh thường không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài hoặc không điều trị kịp thời thì chứng bệnh này sẽ càng diễn biến nặng và khó điều trị hơn.
Nguyên nhân gây đại tiện khó là do đâu?
Tình trạng đại tiện khó có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân chính sau:
- Thói quen sinh hoạt: ngồi nhiều, ít vận động… khiến máu không được lưu thông, từ đó ảnh hưởng tới các cơ hậu môn và hệ thống tiêu hóa. Dân văn phòng, lái xe… là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này.
- Thường xuyên nhịn đại tiện sẽ khiến phân khô lại, vón cục và gây nên tình trạng táo bón. Nếu quá trình này lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý cực kỳ nguy hiểm.
- Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ (hoa quả, rau xanh…) khiến phân trở nên khô cứng, đi đại tiện khó.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống trầm cảm… có thể khiến nhu động ruột hoạt động chậm lại, dễ gây táo bón, từ đó dẫn đến tình trạng đại tiện khó và ra máu.
- Do đường đi của phân bị tắc nghẽn: Khi đường đi của phân ra ngoài bị tắc nghẽn sẽ khiến cho phân khó có thể di chuyển trong đường ruột và thải ra ngoài. Đường đi của phân có thể bị tắc nghẽn do có khối u trong trực tràng hoặc bị dính ruột do phẫu thuật…
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc, nhất là các loại thuốc Tây y thường khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện. Ngoài ra, khi người bệnh quá lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng khiến cho hoạt động của đường ruột bị suy giảm, lượng phân trong đường ruột là không đủ và không thể sản sinh được phản xạ đại tiện dẫn đến tình trạng đại tiện khó.
- Do yếu tố tinh thần: Khi tinh thần của bạn gặp phải những kích thích mạnh thường xuyên lo lắng, căng thẳng hay phiền muộn hoặc áp lực từ công việc quá cao cũng sẽ gây ảnh hưởng đến phản xả đại tiện, từ đó dễ dẫn đến hiện tượng đại tiện khó khăn.
- Do mắc các bệnh về đại tràng: Tình trạng đại tiện khó có thể là do bạn mắc phải các bệnh nhuận tràng như viêm đại tràng, viêm kết tràng… Các bệnh lý này thường gây ra co thắt đại tràng, phân không di chuyển được dẫn đến bệnh khó đi đại tiện.
Triệu chứng đại tiện khó cảnh báo nhiều bệnh
Khi bạn có triệu chứng đại tiện khó thì có thể cho thấy bạn có khả năng mắc phải những bệnh sau:
➤ Táo bón
Khi đi đại tiện khó thì bệnh lý đầu tiên là táo bón. Cho nên, nhiều người vẫn nhầm lẫn táo bón với bệnh khó đi đại tiện là một. Người bị táo bón thì phân có đặc điểm khô, cứng. Số lần đi đại tiện ít có khi 1,2 tuần mới đi 1 lần. Vì vậy mỗi lần đi đại tiện cũng khó hơn bình thường.
Nguyên nhân gây bệnh táo bón thường do chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, đại tiện không đúng cách, stress… Người bệnh chỉ cần lưu ý thay đổi chế độ ăn uống, thói quen là có thể cải thiện được.
➤ Bệnh trĩ
Ngoài táo bón thì tình trạng khó đại tiện cũng có thể là dấu hiệu mắc bệnh trĩ. Sở dĩ, bệnh trĩ có ảnh hưởng đến việc đại tiện là do triệu chứng sa búi trĩ. Do chịu áp lực từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên các tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị căng giãn quá mức. Chúng tập trung thành các đối rối và hình thành cục thịt dư bên ngoài hậu môn. Chính vì vậy mà ảnh hưởng đến chức năng đào thải phân của hậu môn.
Bệnh trĩ không chỉ gây đại tiện khó mà còn bị đại tiện ra máu ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không chữa trị sớm thì lượng máu khi đi đại tiện tăng gây thiếu máu nguy hại đến sức khỏe. Bệnh còn có thể gây viêm nhiễm, thậm chí là nhiễm trùng và ung thư đe dọa đến tính mạng.
➤ Nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn thường do táo bón kinh niên. Những người có chứng đi đại tiện khó cũng có thể do nứt kẽ hậu môn gây ra.
Lớp da niêm mạc hậu môn bị rách không những gây đau đớn khi đi đại tiện mà còn gây ra chảy máu. Bệnh cũng tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm như bị rò hậu môn, bệnh trĩ,…
➤ Polyp trực tràng và đại tràng
Polyp là một tổn thương có hình dáng giống như khối u do niên mạc đại tràng hoặc tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Với những polyp nằm ở đoạn trực tràng thấp gần hậu môn thì có thể gây ra triệu chứng ruột bị kích thích. Từ đó dẫn đến tình trạng khó đại tiện, mót rặn.
Khi bị Polyp trực tràng hay đại tràng thì đều có tình trạng đại tiện ra máu, màu chảy ra dính theo phân hoặc thành tia. Ngoài ra có khoảng 90% người mắc bệnh ung thư đại trực tràng do là mắc bệnh Pplyp trước đó. Cho nên để chủ động bảo vệ sức khỏe khỏi những biến chứng nguy hiểm thì nên điều trị sớm.
➤ Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
Ngoài những bệnh lý kể trên thì khi bị đại tiện khó không loại trừ khả năng đang mắc bệnh về đường tiêu hóa, viêm đại tràng mãn tính, ung thư trực tràng,… Đây đều là những bệnh lý có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho nên cần thận trọng khi có dấu hiệu mắc bệnh.
Việc chủ động tìm hiểu về những triệu chứng dấu hiệu nhận biết cũng như chủ động đi khám sức khỏe khi gặp tình trạng khó đại tiện là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Thông qua kết quả kiểm tra, xét nghiệm bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh. Và qua đó cũng đưa ra hướng điều trị thích hợp, hiệu quả cao cho bạn.
Đối tượng bị khó đại tiện nhất
Đi đại tiện khó thường gặp ở mọi độ tuổi và không phân biệt giới tính. Nhưng đối tượng thường mắc bệnh khó đi đại tiện nhất chính là ở người lớn và những chị em phụ nữ sau sinh, đặc biệt là những chị em sinh mổ. Hai đối tượng này thường mắc phải những nguyên nhân ngồi nhiều, ít vận động, thường phải dùng các loại thuốc Tây y, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi…
Khó đi đại tiện ở người lớn và khó đi đại tiện sau sinh mổ thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Đối diện với ung thư đại tràng và nhiều bệnh lý khác: Đại tiện khó khiến vùng hậu môn – trực tràng (nơi tích tụ các chất độc hại) ứ đọng lâu trong ruột già, làm hình thành khối phân rắn, khô, khó đẩy ra ngoài. Khối phân chèn ép các dây thần kinh dẫn tới tình trạng rối loạn toàn thân, đau đầu… nghiêm trọng hơn, chúng có thể gây ra bệnh ung thư đại tràng, bệnh trĩ, polyp trực tràng, nứt kẽ hậu môn… Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ đe dọa tính mạng của người bệnh.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Đại tiện khó khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, mệt mỏi mỗi khi đi đại tiện. Điều này, khiến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh bị xáo trộn, chất lượng công việc, học tập bị giảm sút nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng đến sắc thái của bệnh nhân: Bệnh khó đi đại tiện lâu ngày làm da trở nên khô và nhanh chóng xạm đi, khiến làn da của bạn trở nên xanh xao, nhợt nhạt. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh ngày càng tự ti khi giao tiếp với người đối diện.
- Ảnh hưởng đến chất lượng sữa: Bà mẹ ăn uống mất ngon, sữa sẽ thiếu chất cho bé bú, bé chậm phát triển và kém hoàn thiện về thể chất. Ngoài ra mẹ bị đại tiện khó do táo bón sau sinh, bé bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón, kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Suy thận mãn tính: Nghiên cứu mới nhất tại Trường Đại học Tennessee (Mỹ) đăng trên tạp chí Journal of the American Society of Nephrology công bố mối liên quan giữa đại tiện khó để lâu ngày và bệnh thận mạn tính. Người bị táo bón, đại tiện khó khăn có nguy cơ cao hơn 13% phát triển bệnh thận mạn tính và 9% phát triển suy thận so với người không bị táo bón. Đặc biệt hơn, những người bị táo bón mạn tính nặng có nguy cơ cao hơn bị cả bệnh thận mạn tính và suy thận.
Mẹo chữa đại tiện đơn giản dễ thực hiện
1. Mẹo lăn quanh miệng
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút - khoảng độ 200 vòng, triệu chứng đại tiện khó sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy.
2. Bài tập mát xa tai 30 giây
Bài tập thông ruột ngay với 3 bước tập đơn giản, mỗi bước 30 giây
- Bước 1: Mát xa (vuốt) tai
Trên tai chúng ta có rất nhiều huyệt vị có phản xạ và kết nối với các bộ phận bên trong cơ thể.
Nếu dùng tay để vuốt trong vòng 30 giây có thể "đánh thức" nhiều bộ phận liên quan khác, đồng thời làm cho hệ thống thần kinh tự chủ khôi phục lại ở mức cân bằng, giúp đào thải chất thải cứng bên trong cơ thể.
Cách thực hiện: Quay ngược bàn tay, hướng lòng bàn tay về phía trước, dùng ngón trỏ và ngón cái kéo vuốt vành 2 tai. Sau đó tiếp tục vuốt tai nhẹ nhàng di chuyển theo hướng từ xoáy lỗ tai ra ngoài theo hình vòng cung.
Cùng cách làm như trên, dùng ngón trỏ và ngón cái véo vào vành tay, kéo tai ra ngoài giống như muốn làm thẳng vành tai với một lực vừa phải, không làm đau tai.
- Bước 2: Tập thở bằng bụng
Hít vào:
Ngồi với tư thế thoải mái, 2 chân mở rộng, đầu gối vuông góc 90 độ sát vào thành ghế, thân trên thẳng, vai thoải mái, hai tay đặt úp vào hai bên vùng bụng dưới giáp ranh với đùi.
Hít thật sâu sao cho vai và lưng căng ra, sống lưng, cổ có chút ngửa nhẹ ra sau cảm giác căng cả nửa thân trên. Không khí tràn vào khắp cơ thể, bụng hơi đầy lên, chứa nhiều hơi.
Thở ra:
Sau khi hít đủ "no" không khí vào bụng, bắt đầu thở ra từ từ bằng miệng, đầu cúi thấp, xương bả vai thả lỏng về phía trước, lồng ngực cảm giác bị ép teo lại. Toàn bộ khí trong bụng phải đẩy hết ra ngoài, bụng hóp phẳng.
Thả lỏng vùng xương chậu, làm cho đầu gối tự nhiên thu vào phía trong, kết thúc phần hít vào thở ra.
Nói một cách đơn giản là bạn phải hít một hơi thật sâu hết sức, rồi lại "thổi" ra bằng miệng cho đến khi có cảm giác trong người không còn một chút khí nào, bụng và ngực lép kẹp lại là được.
- Bước 3: Mát xa chân/ bấm huyệt ở gan bàn chân
Ngồi xếp bằng bắt chéo chân, bàn chân phải đặt trên đùi trái, hướng gan bàn chân lên trên. Một tay cố định đặt tại mắt cá để giữ chân, tay còn lại ấn mạnh vào huyệt giữa gan bàn chân.
Việc này giúp bạn truyền nhiệt từ dưới cơ thể lên phía trên, kích thích tuần hoàn máu. Mỗi lần thực hiện khoảng 30 giây cho mỗi bên chân rồi đổi bên.
Dưới gan bàn chân có huyệt thông tuyền, có chức năng điều chỉnh hệ thống thần kinh tự chủ, giải quyết triệt để hiện tượng thể chất quá lạnh nên lượng máu trong cơ thể lưu thông kém.
Khi bấm bào huyệt này, sẽ kích thích sự trao đổi chất trên bàn chân. Ngoài ra, một nửa sau của bàn chân tương ứng và kết nối với khu phản xạ đại tràng, kết tràng và hậu môn.
Chính vì vậy, khi mát xa ở vùng này sẽ kích thích lớn các vùng phản xạ, từ đó có thể cải thiện đại tiện khó, thúc đẩy nhu động ruột.
Cơ sở khoa học của bài tập này nằm ở chỗ, bắt đầu từ việc kết hợp giữa mát xa làm nóng vùng tai, đánh thức các dây thần kinh.
Sau đó hít thở sâu, tăng cường kích thích các huyệt vị ở chân và làm nóng cơ thể, đẩy nhanh nhu động ruột, hệ tiêu hóa, giúp bạn đại tiện một cách dễ dàng.
Sở dĩ như vậy nên khi bài tập được giới thiệu, rất nhiều người đã chia sẻ cho nhau và trở thành chủ đề nóng được quan tâm đặc biệt trên các diễn đàn.
Đây có thể là bài tập đơn giản giúp nhiều người lâu nay bị đại tiện khó có thể có cơ hội để "thử" tập theo.
3. Xoa bóp bụng
Buổi sáng thức dậy, hãy xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ để giúp vùng bụng được làm nóng. Động tác xoa bóp nhẹ nhàng này sẽ giúp kích thích nhu động đại tràng, tăng cảm giác buồn đại tiện và giúp người mắc bệnh đại tiện khó có thể đi ngoài dễ dàng hơn.
4. Xả nước ấm vào vùng hậu môn
Ngoài những cách trên thì bạn cũng có thể sử dụng thêm cả vòi hoa sen, nhưng nhớ vặn sang chế độ nước ấm và xả trực tiếp vào hậu môn để giúp làm mềm phân. Đặc biệt, cách làm này sẽ giúp giảm bớt tình trạng đau rát khi đẩy phân ra ngoài.
5. Đi bộ một vòng.
Vận động nhẹ nhàng cũng là một cách tuyệt vời để kích thích hệ tiêu hóa. Nếu lâu nay bạn ít vận động, hãy thử đứng dậy đi dạo một vòng xung quanh khu phố để kích thích nhu động ruột.
Cho dù cảm thấy khó chịu vì chứng táo bón, bạn cũng đừng ngồi hoặc nằm một chỗ. Hãy đứng dậy và đi lại mỗi ngày. Hoạt động đi bộ hoặc chạy bộ có thể giúp giảm nhẹ tình trạng táo bón.
Một yếu tố nguy cơ gây khó đại tiện là sự thiếu vận động. Việc tăng mức hoạt động có thể giúp thúc đẩy quá trình hô hấp và tăng nhịp tim. Điều này sẽ kích thích sự co bóp tự nhiên của các cơ trơn trong ruột và giúp bạn đi tiêu dễ hơn
Cách chữa đại tiện khó hiệu quả nhất hiện nay
- Chữa đại tiện khó bằng thuốc Tây y
Đại tiện khó có thể chữa khỏi được bằng thuốc tây y. Tuy nhiên, việc chữa bệnh khó đi đại tiện bằng thuốc Tây ý cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hậu môn trự tràng. Bạn có thể tham khảo và xin chỉ dẫn sử dụng của bác sĩ một số loại thuốc sau:
- Sử dụng thuốc nhuận tràng, thông tiện
Khi bại đại tiện khó bạn sẽ không thể đi đại tiện được do đó bạn có thể tham khảo một số loại thuốc giúp nhuận tràng, thông tiện. Thuốc nhuận tràng là phương pháp hữu hiệu, nhanh chóng giải quyết được tình trạng khó tiêu hóa bởi sau khi dùng, họ thấy ngay được hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có tác dụng tức thời, ngắn hạn, người bị táo bón, đi đại tiện khó chỉ nên dùng trong 2 - 3 ngày. Nếu lạm dụng loại thuốc này, dùng quá lâu có thể gây ảnh hưởng không tốt lên màng nhày ruột.
Hiện nay trên thị trường có vô vàn loại thuốc nhuận tràng khác nhau. Trong đó, các loại thuốc Tây hỗ trợ nhuận tràng thường được phân thành 5 loại chính gồm:
- Thuốc nhuận tràng tạo khối: cellulose, hemicellulose, pectin…
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Sorbitol, glycerin, lactulose, magie phosphat…
- Thuốc nhuận tràng làm mềm phân: các muối của docusate, poloxamer…
- Thuốc nhuận tràng kích thích: bisacodyl, nhóm anthraquinon…
- Thuốc nhuận tràng làm trơn: dầu khoáng …
Trong 5 nhóm trên, thuốc nhuận tràng tạo khối được coi là an toàn nhất, nhưng tác dụng đến rất muộn và cần tránh đối với những bệnh nhân có tiền sử tắc nghẽn ruột. Các nhóm thuốc Tây nhuận tràng nói chung chỉ hỗ trợ điều trị triệu chứng mà không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây đại tiện khó. Sử dụng các loại thuốc này cần có sử chỉ dẫn, không tự ý dùng kéo dài vì có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc như:
- Tiêu chảy
- Mất khả năng tự nhu động của đại tràng, gây lệ thuộc vào thuốc
- Khi dừng thuốc, táo bón tái phát trở lại và có thể nặng hơn ban đầu
- Gia tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, một bệnh khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
- Sử dụng thuốc hút nước vào lòng ruột:
Do uống ít nước, mà nước lại được cơ thể hấp thu nên trong lòng ruột có rất ít nước khiến phân khô cứng, vón lại, khó thải ra và nếu cố rặn ra được thì sẽ thấy có máu (do làm rách hậu môn). Lúc này cần dùng các chất kéo nước vào lòng ruột, giữ nước tại đó, làm cho phân mềm nhão, ra dễ dàng mà không gây táo bón. Nhóm này có các loại như:
- Magie sulfat ngậm nước: Hút nước vào ruột, làm nhuận tràng. Dạng ngậm nước (MgSO4, 7H2O) có tinh thể hình lăng trụ, không màu, vị hơi chát đắng, mát, dễ mất nước trong không khí khô trở thành dạng khan (MgSO4), bột vụn.
- Sorbitol: Có tính lợi mật, tăng tiết mật, dẫn tới tăng ngấm nước vào chất chứa trong ruột, làm nhuận tràng. Không dùng cho người viêm đại tràng, tắc ruột, đau bụng chưa rõ lý do.
- Macrogol: Là một nhóm chất có phân tử lượng lớn, tên mỗi chất riêng có ghi kèm thêm số phân tử lượng (ví dụ macrogol-4000). Nó hút nước vào đường ruột, làm nhuận tràng. Thuốc forlax, mỗi gói chứa 10g macrogol-4000 dùng nhuận tràng.
- Thuốc tăng thể tích phân:
Khi vào ruột, các chất này hút nước, trương nở, tăng thể tích phân ở trực tràng tạo ra sự kích thích tự nhiên, làm cho người bệnh muốn và đi ngoài dễ dàng. Nếu không uống kèm đủ nước, thuốc sẽ không có hiệu lực, không thể làm hết bệnh táo bón mà còn có thể gây ra tắc ruột. Nhóm này có các loại thuốc:
- Thạch (agar- agar): Dùng thạch hay rau câu (một loại chứa thạch) nấu với nước cho thạch hay rau câu trương nở hết, rồi ăn.
- Normacol: Là chất nhầy thiên nhiên có tính chất hút và giữ nước cao, dùng dưới dạng cốm (hộp 375g), khi dùng thuốc chú ý uống đủ nước. Không dùng cho người hẹp ống tiêu hóa, viêm đại tràng, tắc ruột.
- Thuốc gây kích thích:
Dùng các chất gây kích thích, làm tăng nhu động ruột, tăng khả năng lưu thông thức ăn, không gây tắc nghẽn, loại bỏ triệu chứng táo bón.
Thuốc thường dùng: Bisacodyl: biệt dược: bisalaxyl (Việt Nam), contalax, ducolax (Pháp): gây kích thích làm tăng vận động kết tràng, tăng tiết nước, làm nhuận tràng. Dùng viên 5mg (uống) hay thuốc đạn (nhét hậu môn). Thuốc có thể gây rối loạn nhịp tim (xoắn đỉnh) khi dùng chung với một số thuốc tim mạch, huyết áp. Không được dùng cho trẻ em dưới sáu tuổi. Thận trọng với người ruột dễ bị kích thích (vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa). Không dùng dạng viên uống cho người viêm đại tràng, tắc ruột.
- Thuốc làm trơn phân:
Dùng chất dầu khoáng (như dầu paraphin). Chất này sẽ bao lấy phân làm cho phân trơn dễ đi ngoài. Cũng có loại chứa glycerol (biệt dược: rectiofar) hay chứa docusat (biệt dược: norgalat) nhưng đều dùng dưới dạng thụt vào trực tràng, khó dùng ở nhà.
2. Chữa đại tiện khó bằng thuốc Đông y
Để chữa đại tiện khó bằng thuốc đông y, cần có chẩn đoán đúng thể bệnh để điều trị theo pháp phương phù hợp, bạn nên hỏi các chuyên gia, thầy thuốc Đông y để việc điều trị bệnh được hiệu quả, không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Chữa đại tiện khó bằng thuốc Đông y có thể gia thêm các vị thuốc có tác dụng nhuận tràng như ma nhân (vừng đen).
1. Đại tiện khó do địa tạng âm hư, huyết nhiệt hoặc sau khi mắc bệnh cấp tính gây tân dịch giảm
- Chứng trạng: táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khô, hay lở loét miệng, lưỡi đỏ ít rêu, người háo khát nước, hay cáu gắt, mạch tế.
- Pháp: Lương huyết nhuận táo, dưỡng âm nhuận táo.
- Phương thuốc:
+ Bài thuốc nam theo kinh nghiệm dân gian: Lá dâu 100g, Vừng đen 100g, Sa sâm 200g, Mạch môn 200g. Tán nhỏ các vị thành bột sau đó trộn với mật ong viên tròn lại, mỗi ngày uống 10g.
+ Bài thuốc Ma tử nhân hoàn: Ma tử nhân 100g, Hạnh nhân 50g, Bạch thược 50g, Đại hoàng 40g, Hậu phác 40g, Chỉ thực 40g. Tán nhỏ thành bột, mỗi ngày uống 10g.
- Phương châm: Châm bổ tam âm giao, Thái khê, Trung quản, Thiên khu, Tỳ du, Đại trường du, Túc tam lý, Chi câu.
2. Đại tiện khó do huyết hư (thiếu máu)
- Chứng trạng: Hay gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau sinh mất máu khiến cho cơ thể suy nhược,mệt mỏi, sắc mặt trắng nhợt, cơ yếu, táo bón lâu ngày.
- Pháp: bổ huyết nhuận táo
- Phương:
+ Bài thuốc Nam theo kinh nghiệm dân gian: Hà thủ ô đỏ 100g, Kỷ tử 100g, Long nhãn 100g, Tang thầm 100g, Bá tử nhân 100g, Vừng đen 200g tán bột trộn cùng mật ong làm viên, mỗi ngày 10g.
+ Bài thuốc Tứ vật thang gia giảm: Thục địa 12g, Xuyên khung 08g, Đương quy 08g, Bạch thược 12g, Bá tử nhân 8g, Vừng đen 8g, Đại táo 8g.
- Phương châm: Châm bổ Cách du, Cao hoang, Thiên khu, Trung quản, Tỳ du, Đại trường du, Túc tam lí, Chi câu.
3. Đai tiện khó do khí hư
- Chứng trạng: hay gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ nhiều lần trương lực cơ giảm. Có các biểu hiện như cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi.
- Pháp: Ích khí nhuận tràng
- Phương:
+ Bài thuốc nam theo kinh nghiệm dân gian: Củ mài 12g, Kỷ tử 12g, Vừng đen 12g, Sài hồ 12g, Đảng sâm 16g, Bạch truật 12g.
+ Bài thuốc: Bổ trung ích khí gia giảm: Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 12g, Đảng sâm 12g, Đương quy 8g, Trần bì 6g, Sài hồ 12g, Thăng ma 12g, Nhục thung dung 8g, Bá tử nhân 8g, Ma nhân 8g, Cam thảo 6g.
- Phương châm: Châm bổ các huyệt Trung quản, Thiên khu, Tỳ du, Đại trường du, Túc tam lý, Chi câu, Quan nguyên, Quy lai.
4. Táo bón do khí trệ (do thói quen, nghề nghiệp)
- Chứng trạng: Bệnh nhân ngồi lâu không thay đổi tư thế hoặc do viêm đại tràng mạn tính gây ra, táo bón, đi ngoài khó, đau bụng từng cơn.
- Pháp: Kiện tỳ hành khí nhuận hạ
- Phương: Bài thuốc đối pháp lập phương: Đảng sâm 12g, Bạch truật 12g, Ý dĩ 8g, Chỉ xác 8g, Ma nhân 8g.
3. Cách chữa đại tiện khó tại nhà an toàn
Ngoài cách chữa đại tiện khó bằng thuốc Đông y và thuốc Tây y, bạn có thể tham khảo cách chữa bệnh khó đi đại tiện tại nhà bằng các cách sau:
- Cây nha đam
Cây nha đam (lô hội) được khá nhiều người dùng để trị táo bón cấp tính với liều cần thiết nhỏ nhất để làm mềm phân. Liều nhuận tràng cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi là 0.04 - 0.11g dịch ép khô lá lô hội hoặc uống 0.1g vào buổi chiều.
Tác dụng tuy khá nhanh, nhưng người bị táo bón không nên dùng nha đam để trị táo bón trong thời gian dài. Nhiều bệnh nhân tự ý sử dụng quá liều nha đam dẫn đến bị tiêu chảy, mất nước. Một số trường hợp không nên dùng lô hội ( nha đam) để trị táo bón như: tắc hoặc hẹp ruột, mất trương lực, mất nước, mất điện giải nặng, điều trị táo bón mạn tính, viêm ruột thừa, viêm ruột kết loét, hội chứng ruột kích thích.
- Ăn khoai lang để nhuận tràng
Khoai lang được coi là một trong các loại rau đầu bảng bổ sung chất xơ, giúp nhuận tràng thông tiện, giảm táo bón hiệu quả. Khoai lang có thể dùng cả củ lẫn ngọn lá để chữa táo bón.
- Uống một cốc nước ấm pha nước cốt chanh
Một cốc nước ấm vắt chút nước cốt chanh uống ngay khi ngủ dậy mỗi buổi sáng sẽ đặc biệt hữu ích, nhưng bạn có thể uống vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Bạn chỉ cần pha 1 thìa cà phê nước cốt chanh với 1 cốc (240 ml) nước ấm và uống từ từ.
Nước ấm pha nước cốt chanh sẽ làm mềm phân và giúp bạn đi tiêu, nhưng có thể bạn cần đợi một lúc mới có hiệu quả.
Nếu thường xuyên bị táo bón, có thể bạn nên cân nhắc tập thói quen bắt đầu một ngày mới với một cốc nước ấm pha nước cốt chanh.
Nếu không có sẵn nước cốt chanh, bạn cũng có thể uống một tách trà, cà phê hoặc chỉ đơn giản là nước ấm để kích thích nhu động ruột.
- Pha dung dịch muối Epsom.
Muối Epsom được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho phép sử dụng như một chất nhuận tràng trong thời gian ngắn. Nếu trong nhà có sẵn muối Epsom, bạn có thể hòa tan 1-2 thìa cà phê muối (xem bao bì để đảm bảo sử dụng đúng liều lượng) vào một cốc nước (240 ml) để uống. Cách này sẽ giúp bạn đi tiêu trong vòng 30 phút đến 6 tiếng.
Bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn tắm pha muối Epsom để chữa táo bón. Tích đầy nước ấm vào bồn tắm và thêm một cốc muối Epsom vào nước. Muối Epsom sẽ được hấp thụ vào cơ thể bạn thông qua da.
- Thử dùng dung dịch muối nở.
Hỗn hợp muối nở và nước cũng có thể giúp giảm chứng đại tiện khó. Bạn hãy pha một thìa muối nở với ¼ cốc nước để uống. Liệu pháp này cũng có tác dụng giảm đầy hơi hoặc cải thiện tình trạng khó chịu trong dạ dày thường đi kèm với chứng bệnh khó đi đại tiện.
Nhớ rằng muối nở có hàm lượng natri cao, vì vậy đây không phải là liệu pháp lý tưởng đối với những người đang áp dụng chế độ ăn ít natri.
- Ăn vài quả mận hoặc uống nước ép mận.
Quả mận được biết đến với công dụng kích thích đi tiêu. Nếu trong nhà có sẵn mận hoặc nước ép mận, bạn có thể thử ăn hoặc uống một chút để cho dễ đi tiêu.
Bạn không cần dùng nhiều mận, chỉ vài quả mận hoặc một cốc nước ép là đủ. Hai quả mận cỡ vừa có chứa khoảng 2 g chất xơ, một cốc nước ép mận có khoảng 5,2 g chất xơ.
Nếu mắc chứng đại tiện khó mãn tính, bạn nên thử liệu pháp thanh lọc bằng nước ép táo và nước ép mận. Uống 2 hoặc 3 cốc nước ép mận vào buổi sáng khi dạ dày còn rỗng, một lúc sau uống thêm một cốc nước ép táo. Sự kết hợp của hai loại nước ép này chắc chắn sẽ giúp bạn giảm triệu chứng bệnh khó đi đại tiện và dễ đi tiêu hơn.
Cách phòng ngừa chứng đại tiện khó nên lưu ý
Ngoài việc hiểu đúng về bệnh khó đi đại tiện, những biến chứng mà bệnh gây ra, đồng thời tìm kiếm những cách chữa đại tiện khó hiệu quả thì người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa chứng đại tiện khó khăn bằng cách:
- Không bỏ bữa
"Ăn kích thích phản xạ đẩy phần chất thải về phía ruột già", Giáo sư Joanne AP Wilson, trưởng bộ môn tiêu hóa của Bệnh viện Đại học Duke, Mỹ cho biết. Khi không ăn uống đầy đủ, dạ dày không co bóp đẩy thức ăn là nguyên nhân của chứng táo bón.
- Tăng cường chất xơ
Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, quá nhiều chất xơ sẽ gây chứng đầy hơi, và nghiêm trọng hơn có thể gây tiêu chảy. Hãy bổ sung chất xơ hàng ngày, nhưng không nạp quá nhiều cùng lúc mà chia ra thành nhiều bữa để tăng hiệu quả trong việc dễ dàng đại tiện.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng "tự nhiên"
Nếu bạn đang mắc chứng đại tiện khó khi đi du lịch hoặc quá bận rộn, không có thời gian đến phòng tập, hay ăn trái cây, rau củ, hãy dùng biện pháp nhuận tràng tự nhiên. Một ly nước mận ép hoặc cốc nước ấm sẽ giúp ruột chuyển động dễ dàng hơn.
- Uống đủ nước
Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thúc đẩy hoạt động của một số bộ phận của cơ thể, đặc biệt là trực tràng. Nếu thiếu nước, sẽ làm phân khô cứng khó thải ra ngoài dẫn đến bệnh khó đi đại tiện. Do đó, nếu đại tiện khó bạn cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể. Uống 6-8 ly nước mỗi ngày sẽ khiến chất thải bớt rắn, mềm hơn và giúp bạn dễ dàng trong việc đại tiện.
- Thay đổi thói quen buổi sáng
Thức dậy, vệ sinh cá nhân và ăn sáng trên đường tới công ty sẽ tiết kiệm được thời gian quý báu, tuy nhiên thói quen này rất hại cho đường ruột. Ăn vội vàng vào buổi sáng và làm việc ngay lập tức sẽ dẫn tới nguy cơ các bệnh về dạ dày và đại tràng. Theo Prevention, ruột sẵn sàng đào thải khoảng nửa giờ sau bữa ăn đầu tiên.
- Vận động cơ thể trước khi đi đại tiện
Bạn có thể tập nhún nhảy, đứng lên ngồi xuống hoặc hít thở sâu và ép bụng vào trước khi đi đại tiện. Hành động này sẽ giúp cơ thể dự trữ được nhiều oxy, đồng thời thúc đẩy khả năng đưa phân ra khỏi trực tràng, tránh gặp hiện tượng mệt mỏi, mất sức khi đi đại tiện.
- Ngồi đại tiện đúng tư thế
Khi ngồi bồn cầu, tư thế đại tiện đúng nhất là kê thêm một chiếc ghế nhỏ đặt dưới hai bàn chân sao cho phần bụng và đùi tạo thành một góc 35 độ. Tư thế này sẽ tạo một góc đường ruột thẳng và giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng, hạn chế đại tiện khó.
- Không cố rặn
Khi đại tiện khó khăn, nếu bạn ngồi lâu trong nhà vệ sinh và cố gắng để chất thải ra ngoài có thể gây bệnh trĩ hoặc sa trực tràng.
- Tăng cường vận động
Cuộc sống ít vận động cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến bạn đi đại tiện khó. Tăng cường vận động, tích cực tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập rèn sức bền như đi bộ nhanh, chạy cự ly dài, bơi sẽ cải thiện đáng kể tình trạng của các bệnh đường tiêu hóa trong đó có chứng bệnh khó đi đại tiện.
Việc quan trọng nhất khi mắc bệnh khó đi đại tiện đó là đến khám tại các cơ sở chuyên khoa hậu môn trực tràng. Tại đây các bác sĩ sẽ chỉ cho bạn cách thức thoát khỏi triệu chứng đại tiện khó hiệu quả nhất.
Tìm kiếm chúng tôi trên Google tại:
đại tiện khó
bệnh khó đi đại tiện
mẹo chữa đại tiện khó
đi đại tiện khó
khó đi đại tiện ở người lớn
khó đi đại tiện sau sinh mổ
đại tiện khó khăn
cách chữa đại tiện khó
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.