Lý do khó đi đại tiện và cách khắc phục hiệu quả nhất

May 24, 2019
Đại tiện khó

Khó đi đại tiện là một trong những dấu hiệu của một số bệnh lý về hậu môn trực tràng. Triệu chứng này khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, muốn đi đại tiện nhưng không thể đi được, mệt mỏi, khó chịu…Vậy nên làm gì khi bị bệnh khó đi đại tiện?

Khó đi đại tiện cảnh báo ung thư đại tràng?

Khó đi đại tiện là một trong những chứng rối loạn đường tiêu hóa, khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác muốn đại tiện, nhưng không thể đi được. Điều này khiến cho bệnh nhân luôn trong trạng thái cẳng thẳng, mệt mỏi, nhất là mỗi khi đi đại tiện.

Khác với táo bón, những người bệnh khó đi đại tiện thường không gặp phải tình trạng phân khô hoặc cứng. Ngoài ra, số lần đại tiện trong ngày của bệnh nhân có thể liên tục, và khoảng cách giữa các lần đi đại tiện cũng ngắn hơn so với táo bón.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, đại tiện khó có thể xuất phát từ các bất thường có liên quan đến hệ thần kinh trung ương của bệnh nhân. 

Khó đi đại tiện nếu chỉ là triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh về táo bón thì có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng. Thế nhưng, đây lại là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác mà khi mắc phải bạn nên lưu ý.

  • Đối diện với ung thư đại tràng và nhiều bệnh lý khác: Đại tiện khó khiến vùng hậu môn – trực tràng (nơi tích tụ các chất độc hại) ứ đọng lâu trong ruột già, làm hình thành khối phân rắn, khô, khó đẩy ra ngoài. Khối phân chèn ép các dây thần kinh dẫn tới tình trạng rối loạn toàn thân, đau đầu… nghiêm trọng hơn, chúng có thể gây ra bệnh ung thư đại tràng, bệnh trĩ, polyp trực tràng, nứt kẽ hậu môn… Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ đe dọa tính mạng của người bệnh.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Đại tiện khó khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, mệt mỏi mỗi khi đi đại tiện. Điều này, khiến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh bị xáo trộn, chất lượng công việc, học tập bị giảm sút nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đến sắc thái của bệnh nhân: Bệnh khó đi đại tiện lâu ngày làm da trở nên khô và nhanh chóng xạm đi, khiến làn da của bạn trở nên xanh xao, nhợt nhạt. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh ngày càng tự ti khi giao tiếp với người đối diện.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng sữa: Những bà mẹ sau sinh đặc biệt là khó đi đại tiện sau sinh mổ sẽ ăn uống mất ngon, sữa sẽ thiếu chất cho bé bú, bé chậm phát triển và kém hoàn thiện về thể chất. Ngoài ra mẹ bị đại tiện khó do táo bón sau sinh, bé bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón, kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Suy thận mãn tính: Nghiên cứu mới nhất tại Trường Đại học Tennessee (Mỹ) đăng trên tạp chí Journal of the American Society of Nephrology công bố mối liên quan giữa đại tiện khó để lâu ngày và bệnh thận mạn tính. Người bị táo bón, đại tiện khó khăn có nguy cơ cao hơn 13% phát triển bệnh thận mạn tính và 9% phát triển suy thận so với người không bị táo bón. Đặc biệt hơn, những người bị táo bón mạn tính nặng có nguy cơ cao hơn bị cả bệnh thận mạn tính và suy thận.
  • Thiếu máu: Đại tiện khó khiến người bệnh sẽ bị mất một lượng máu đáng kể khi đi đại tiện. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh bị mất máu trầm trọng, khiến cơ thể phụ nữ suy nhược…

Khó đại tiện do thói quen sinh hoạt

Khó đi đại tiện là một chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh lý thuộc về hậu môn, trực tràng. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân do không nắm được các thông tin về bệnh, đã nhầm lẫn với chứng táo bón thường gặp. Từ đó gây khó khăn cho việc phát hiện và điều trị. 

Tình trạng đại tiện khó có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân chính sau:

  • Thói quen sinh hoạt: ngồi nhiều, ít vận động… khiến máu không được lưu thông, từ đó ảnh hưởng tới các cơ hậu môn và hệ thống tiêu hóa. Dân văn phòng, lái xe… là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này.
  • Thường xuyên nhịn đại tiện sẽ khiến phân khô lại, vón cục và gây nên tình trạng táo bón. Nếu quá trình này lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý cực kỳ nguy hiểm.
  • Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ (hoa quả, rau xanh…) khiến phân trở nên khô cứng, đi đại tiện khó.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống trầm cảm… có thể khiến nhu động ruột hoạt động chậm lại, dễ gây táo bón, từ đó dẫn đến tình trạng đại tiện khó và ra máu.
  • Do đường đi của phân bị tắc nghẽn: Khi đường đi của phân ra ngoài bị tắc nghẽn sẽ khiến cho phân khó có thể di chuyển trong đường ruột và thải ra ngoài. Đường đi của phân có thể bị tắc nghẽn do có khối u trong trực tràng hoặc bị dính ruột do phẫu thuật…
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc, nhất là các loại thuốc Tây y thường khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện. Ngoài ra, khi người bệnh quá lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng khiến cho hoạt động của đường ruột bị suy giảm, lượng phân trong đường ruột là không đủ và không thể sản sinh được phản xạ đại tiện dẫn đến tình trạng đại tiện khó.
  • Do yếu tố tinh thần: Khi tinh thần của bạn gặp phải những kích thích mạnh thường xuyên lo lắng, căng thẳng hay phiền muộn hoặc áp lực từ công việc quá cao cũng sẽ gây ảnh hưởng đến phản xả đại tiện, từ đó dễ dẫn đến hiện tượng đại tiện khó khăn

Khó đi đại tiện do mắc các bệnh lý

Ngoài các yếu tố chủ quan gây khó đi đại tiện như đã nêu trên thì triệu chứng khi bạn đi đại tiện khó khăn còn là do các bệnh lý gây nên.

Các bệnh lý khi cảm thấy đi đại tiện khó chủ yếu là do mắc các bệnh về đại tràng: Tình trạng đại tiện khó có thể là do bạn mắc phải các bệnh nhuận tràng như viêm đại tràng, viêm kết tràng… Các bệnh lý này thường gây ra co thắt đại tràng, phân không di chuyển được dẫn đến bệnh khó đi đại tiện. ngoài ra tình trạng này còn là do:

➤ Táo bón

  Khi đi đại tiện khó thì bệnh lý đầu tiên là táo bón. Cho nên, nhiều người vẫn nhầm lẫn táo bón với đại tiện khó là một. Người bị táo bón thì phân có đặc điểm khô, cứng. Số lần đi đại tiện ít có khi 1,2 tuần mới đi 1 lần. Vì vậy mỗi lần đi đại tiện cũng khó hơn bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh táo bón thường do chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, đại tiện không đúng cách, stress… Người bệnh chỉ cần lưu ý thay đổi chế độ ăn uống, thói quen là có thể cải thiện được.

➤ Bệnh trĩ

  Ngoài táo bón thì tình trạng khó đại tiện cũng có thể là dấu hiệu mắc bệnh trĩ. Sở dĩ, bệnh trĩ có ảnh hưởng đến việc đại tiện là do triệu chứng sa búi trĩ. Do chịu áp lực từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên các tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị căng giãn quá mức. Chúng tập trung thành các đối rối và hình thành cục thịt dư bên ngoài hậu môn. Chính vì vậy mà ảnh hưởng đến chức năng đào thải phân của hậu môn.

  Bệnh trĩ không chỉ gây khó đi đại tiện mà còn bị đại tiện ra máu ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không chữa trị sớm thì lượng máu khi đi đại tiện tăng gây thiếu máu nguy hại đến sức khỏe. Bệnh còn có thể gây viêm nhiễm, thậm chí là nhiễm trùng và ung thư đe dọa đến tính mạng.

Xem thêm: Bị trĩ đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần can thiệp ngay

➤ Nứt kẽ hậu môn

  Nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn thường do táo bón kinh niên. Những người có chứng đi đại tiện khó cũng có thể do nứt kẽ hậu môn gây ra.

Lớp da niêm mạc hậu môn bị rách không những gây đau đớn khi đi đại tiện mà còn gây ra chảy máu. Bệnh cũng tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm như bị rò hậu môn, bệnh trĩ,…

➤ Polyp trực tràng và đại tràng

  Polyp là một tổn thương có hình dáng giống như khối u do niên mạc đại tràng hoặc tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Với những polyp nằm ở đoạn trực tràng thấp gần hậu môn thì có thể gây ra triệu chứng ruột bị kích thích. Từ đó dẫn đến tình trạng khó đại tiện, mót rặn.

  Khi bị Polyp trực tràng hay đại tràng thì đều có tình trạng đại tiện ra máu, màu chảy ra dính theo phân hoặc thành tia. Ngoài ra có khoảng 90% người mắc bệnh ung thư đại trực tràng do là mắc bệnh Pplyp trước đó. Cho nên để chủ động bảo vệ sức khỏe khỏi những biến chứng nguy hiểm thì nên điều trị sớm.

➤ Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

  Ngoài những bệnh lý kể trên thì khi bị đại tiện khó không loại trừ khả năng đang mắc bệnh về đường tiêu hóa, viêm đại tràng mãn tính, ung thư trực tràng,… Đây đều là những bệnh lý có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho nên cần thận trọng khi có dấu hiệu mắc bệnh.

  Việc chủ động tìm hiểu về những triệu chứng dấu hiệu nhận biết cũng như chủ động đi khám sức khỏe khi gặp tình trạng khó đại tiện là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Thông qua kết quả kiểm tra, xét nghiệm bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh. Và qua đó cũng đưa ra hướng điều trị thích hợp, hiệu quả cao cho bạn.

Đối tượng thường bị khó đi đại tiện

1. Trẻ nhỏ khó đi đại tiện thường quấy khóc

Hiện nay, tình trạng đại tiện khó ở trẻ em khá phổ biến khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Bởi vì khi đại tiện khó kéo dài không chỉ khiến bé yêu khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bé dễ bị còi xương, chậm lớn, tác động trực tiếp tới sự phát triển của trẻ. Thông thường, quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ sẽ nhanh hơn người lớn vì lượng thức ăn đi vào cơ thể bé rất nhỏ. Do đó, mỗi ngày bé sẽ đi đại tiện ít nhất 1 lần. Tuy nhiên, nếu thấy khoảng cách giữa 2 lần bé đi đại tiện là hai đến ba ngày và mỗi lần đi đại tiện bé thường khó chịu, đau rát thì bé đang bị táo bón, đại tiện khó. Đại tiện khó ở trẻ em là hiện tượng trong cơ thể bé chứa thêm chất thải khiến bé đầy bụng, chán ăn, mệt mỏi.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé sơ sinh khó khăn khi đi đại tuienej. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến khiến bé khi đi ngoài phải rặn nhiều, quấy khóc:

- Hiện tượng sinh lý bình thường

Do thành cơ bụng của bé sơ sinh còn yếu nên khi đi ngoài bé sẽ hay phải rặn nhiều để đẩy phân ra ngoài. Nếu bé vẫn đi ngoài được và không quấy khóc, khó chịu, nhăn nhó thì bố mẹ không cần quá lo lắng.

- Táo bón

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh khó đi đại tiện là do táo bón. Khi bị táo bón mẹ sẽ thấy phân của bé cứng và khô. Bé phải rặn nhiều và khó chịu khi đi ngoài. Đôi khi phân có nhuốm máu. Bé bú sữa công thức thường hay bị táo bón hơn bé bú sữa mẹ.

- Sinh non

Do hệ thống tiêu hóa của các bé sinh thiếu tháng chưa phát triển hoàn toàn nên thức ăn di chuyển chậm hơn qua đường tiêu hóa và không được xử lý đúng cách, dẫn tới phân bị khô, cứng. Do đó khi đi ngoài bé sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các bé bình thường.

- Bệnh trĩ

Bệnh trĩ khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng bị sưng gây ra việc đau đớn khi đi ngoài. Vì vậy khi bé hay nhăn nhó, quấy khóc lúc đi đại tiện cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ.

2. Bà bầu khó đi đại tiện có thể bị sảy thai?

Khó đi đại tiện ở bà bầu có thể chưa tới mức nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó cũng tác động cực kỳ xấu tới chất lượng cuộc sống và có thể là nguyên nhân góp phần gây ra xảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai...

Triệu chứng này ở bà bầu là một trong số các nguyên nhân làm phát sinh hoặc tăng nặng bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,... Cảm giác khi ấy rất khó chịu, cơn đau bụng, đại tiện ra máu, đau rát vùng hậu môn,..., táo bón ở bà bầu đi kèm với các biểu hiện buồn nôn, nôn, giảm sự thèm ăn,... Tất cả làm ảnh hưởng rất không tốt đến cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra còn có một số hậu quả khó lường mà bạn cần biết nếu đang mắc căn bệnh táo bón trong thai kỳ:

Khi người mang thai dùng lực rặn, đưa chất thải rắn ra ngoài dễ gây sảy thai hoặc đẻ non.

Các chất độc có trong phân như phenol, amoniac, indol... nếu tồn đọng trong ruột quá lâu sẽ bị hấp thụ ngược.

Tâm lý người mẹ bị áp lực, căng thẳng và thường cáu gắt.

Suy dinh dưỡng thai nhi, giảm sức đề kháng của con.

Nguyên nhân gây khó đi đại tiện ở bà bầu

Sự thiếu hiểu biết về căn bệnh táo bón ở bà bầu, đặc biệt là nguyên nhân gây bệnh có thể dẫn đến việc điều trị sai, làm bệnh thêm trầm trọng. Hãy cùng tìm hiểu một vài nguyên nhân táo bón ở bà bầu:

Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai gây ra sự thư giãn của cơ bắp của bạn. Điều đó bao gồm ruột của bạn. Và ruột di chuyển chậm hơn có nghĩa là tiêu hóa chậm hơn.

Tử cung phát triển, chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch dưới. Mặt khác, thai nhi cũng càng ngày càng lớn chiếm chỗ trong ổ bụng, chèn ép thu hẹp không gian của đường tiêu hóa, cũng làm thức ăn di chuyển chậm hơn.

Thai phụ bị mất nước do nôn nghén trong ba tháng đầu, gây chứng táo bón

Bà bầu rất dễ lười vận động, đặc biệt là khi gần vào cuối thai kỳ vì bụng đã nặng và chân sưng đau. Điều này cũng dẫn đến táo bón ở bà bầu.

Rất nhiều bà bầu cần bổ sung canxi và sắt cho sự phát triển xương của thai nhi. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều 2 yếu tố vi lượng này này cũng sẽ gây táo bón.

Thai phụ đã hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng liều lượng cao.

Bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở bà bầu.

Thói quen nhịn đi vệ sinh cũng gây rối loạn tiêu hóa, táo bón. Ngoài ra việc ăn uống quá nhiều, cơ thể không hấp thụ và tiêu hóa kịp cũng dẫn đến táo bón.

3. Người già khó đi đại tiện do tuổi cao và thói quen sinh hoạt

Người già thường xuyên gặp phải các vấn đề về tiêu hóa do các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém dần, chức năng suy giảm. Khó đi đại tiện, táo bón là một trong những hiện tượng hay gặp nhất ở người già do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Đại tiện khó được hiểu là hiện tượng người bệnh luôn có cảm giác buồn đại tiện nhưng không thể đại tiện được. Hiện tượng này kéo dài có thể khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy căng thẳng và đau đớn.

Đại tiện khó hay táo bón không quá nguy hại tới sức khỏe nhưng gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống và khiến người cao tuổi cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn, giấc ngủ.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và diễn ra thường xuyên hàng tuần, hàng tháng sẽ là một báo động tới người lớn tuổi. Bởi lúc này phân và các chất cặn bã, chất độc do các vi sinh vật trong đường ruột bài tiết ra không được tống ra theo phân mà đọng lại ở đại tràng, trực tràng. Tại đây cơ thể lại hấp thu tiếp cùng với nước gây độc hại, vì vậy người bệnh lúc nào cũng thấy mệt mỏi, lâu ngày sẽ là nguy cơ dẫn tới bệnh trĩ.

Nguyên nhân gây ra đại tiện khó ở người già:

– Ít vận động: Người già thường gặp nhiều bệnh đặc trưng của tuổi tác như đau lưng, đau gối mãn tính, đau khớp, sức khỏe yếu… khiến họ khó đi lại, vận động nên nguy cơ táo bón thường cao hơn.

– Suy giảm chức năng sinh lý: Tuổi càng cao thì chức năng sinh lý càng bị giảm sút, ví dụ như cơ hoành, cơ vùng xương chậu yếu đi làm hạn chế nhu động của ruột. Thêm vào đó các dịch bài tiết của đường ruột cũng giảm đáng kể như dịch vị, dịch mật, dịch ruột. Mặt khác, sự co bóp của cơ trơn đường tiêu hóa ngày càng yếu dần cũng làm gia tăng nguy cơ táo bón, đại tiện khó ở người cao tuổi.

– Do uống ít nước: Đây là hiện tượng rất phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là người bị u xơ tuyến tiền liệt hoặc có bệnh lý ở hệ thống thận tiết niệu.

4. Phụ nữ sau sinh căng thẳng vì đại tiện khó

Khó đi đại tiện sau sinh là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ. Biểu hiện của chứng đại tiện khó sau sinh thường là:

  • Khi đi ngoài phân khô cứng.
  • Buồn đi đại tiện mà không thể đi được.
  • Phải dùng nhiều sức rặn mạnh.
  • Lâu ngày mới đi đại tiện.

Tình trạng này nếu không điều trị sớm sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý hậu môn – trực tràng nguy hiểm như: Bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn… thậm chí là ung thư hậu môn – trực tràng đe dọa tính mạng và sức khỏe của người bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đại tiện khó sau sinh. Cụ thể là:

  • Do tử cung bị chèn ép
  • Mất huyết sau sinh
  • Đi lại ít
  • Chế độ ăn kiêng khem
  • Do tâm lý căng thẳng

Ngoài ra hiện tượng khó đại tiện còn thường gặp ở dân văn phòng, người bán hàng hay phải đứng hoặc ngồi lâu 1 chỗ.

Cách phòng tránh triệu chứng khó đi đại tiện

Ngoài việc hiểu đúng về triệu chứng khó đi đại tiện, những biến chứng mà bệnh gây ra, thì người bệnh cần phải xây dựng cách phòng tránh đúng cách:

  • Không bỏ bữa

"Ăn kích thích phản xạ đẩy phần chất thải về phía ruột già", Giáo sư Joanne AP Wilson, trưởng bộ môn tiêu hóa của Bệnh viện Đại học Duke, Mỹ cho biết. Khi không ăn uống đầy đủ, dạ dày không co bóp đẩy thức ăn là nguyên nhân của chứng táo bón. 

  • Tăng cường chất xơ

Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, quá nhiều chất xơ sẽ gây chứng đầy hơi, và nghiêm trọng hơn có thể gây tiêu chảy. Hãy bổ sung chất xơ hàng ngày, nhưng không nạp quá nhiều cùng lúc mà chia ra thành nhiều bữa để tăng hiệu quả trong việc dễ dàng đại tiện.

  • Sử dụng thuốc nhuận tràng "tự nhiên"

Nếu bạn đang mắc chứng đại tiện khó khi đi du lịch hoặc quá bận rộn, không có thời gian đến phòng tập, hay ăn trái cây, rau củ, hãy dùng biện pháp nhuận tràng tự nhiên. Một ly nước mận ép hoặc cốc nước ấm sẽ giúp ruột chuyển động dễ dàng hơn.

  • Uống đủ nước

Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thúc đẩy hoạt động của một số bộ phận của cơ thể, đặc biệt là trực tràng. Nếu thiếu nước, sẽ làm phân khô cứng khó thải ra ngoài dẫn đến bệnh khó đi đại tiện. Do đó, nếu đại tiện khó bạn cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể. Uống 6-8 ly nước mỗi ngày sẽ khiến chất thải bớt rắn, mềm hơn và giúp bạn dễ dàng trong việc đại tiện.

  • Thay đổi thói quen buổi sáng

Thức dậy, vệ sinh cá nhân và ăn sáng trên đường tới công ty sẽ tiết kiệm được thời gian quý báu, tuy nhiên thói quen này rất hại cho đường ruột. Ăn vội vàng vào buổi sáng và làm việc ngay lập tức sẽ dẫn tới nguy cơ các bệnh về dạ dày và đại tràng. Theo Prevention, ruột sẵn sàng đào thải khoảng nửa giờ sau bữa ăn đầu tiên.

  • Vận động cơ thể trước khi đi đại tiện

Bạn có thể tập nhún nhảy, đứng lên ngồi xuống hoặc hít thở sâu và ép bụng vào trước khi đi đại tiện. Hành động này sẽ giúp cơ thể dự trữ được nhiều oxy, đồng thời thúc đẩy khả năng đưa phân ra khỏi trực tràng, tránh gặp hiện tượng mệt mỏi, mất sức khi đi đại tiện.

  • Ngồi đại tiện đúng tư thế

Khi ngồi bồn cầu, tư thế đại tiện đúng nhất là kê thêm một chiếc ghế nhỏ đặt dưới hai bàn chân sao cho phần bụng và đùi tạo thành một góc 35 độ. Tư thế này sẽ tạo một góc đường ruột thẳng và giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng, hạn chế đại tiện khó.

  • Không cố rặn

Khi đại tiện khó khăn, nếu bạn ngồi lâu trong nhà vệ sinh và cố gắng để chất thải ra ngoài có thể gây bệnh trĩ hoặc sa trực tràng.

  • Tăng cường vận động

Cuộc sống ít vận động cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến bạn đi đại tiện khó. Tăng cường vận động, tích cực tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập rèn sức bền như đi bộ nhanh, chạy cự ly dài, bơi sẽ cải thiện đáng kể tình trạng của các bệnh đường tiêu hóa trong đó có chứng bệnh khó đi đại tiện.

Xem thêm: Cách đi đại tiện nhanh đơn giản, hiệu quả chỉ trong “tích tắc”

Cách phòng tránh đại tiện khó với những đối tượng hay mắc nhất

1. Trẻ sơ sinh khó đi ngoài

- Mẹ đặt bé nằm ngửa trên giường. Sau đó giơ hai chân của bé lên thực hiện động tác đạp xe. Phương pháp này giúp hệ thống tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.

- Để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn mẹ có thể massage bụng hàng ngày cho bé. Mẹ đặt bàn tay lên bụng, dưới rốn của bé. Sau đó ấn nhẹ nhàng rồi massage theo chiều kim đồng hồ. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 - 3 lần, mỗi lần 5 - 6 phút sẽ giúp bé dễ chịu và thoải mái hơn.

- Nếu bé quấy khóc nhiều, đau đớn khi đi ngoài thì mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

2. Chữa trị và phòng bệnh khó đi đại tiện ở bà bầu hiệu quả

  • Nếu bị táo bón cần, bà bầu có thể và áp dụng một vài cách chữa trị tạm thời và phòng bệnh an toàn như sau:
  • Uống nhiều nước hơn. Mỗi ngày uống đủ lượng 2,5 - 3 lít để dễ đi ngoài hơn
  • Bổ sung probiotic và prebiotic để tăng sức đề kháng với vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ quá trình lên men tại ruột già
  • Ngưng sử dụng thuốc, đồ ăn nhuận tràng, dầu khoáng
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh
  • Thay đổi tư thế ngồi khi đi ngoài: Nghiêng người về phía trước và chống khuỷu tay trên đầu gối
  • Sử dụng dung dịch thụt tháo, nhét hậu môn hay dầu bôi trơn theo chỉ định của bác sĩ
  • Vận động nhẹ nhàng như đi bơi, đi bộ, yoga trong thời gian có thai
  • Tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ để không bị rối loạn tiêu hóa, gây táo bón
  • Giảm căng thẳng, bởi tâm trạng căng thẳng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
  • Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên bà bầu nên tránh một số loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như phô mai, ngũ cốc, nước ép... và thực phẩm có hạt trong thời gian bị táo bón.

3. Phòng tránh khó đi đại tiện cho người già

– Nên ăn nhiều các loại rau có tính nhuận tràng như mồng tơi, rau khoai lang, rau dền, rau đay… và các loại quả như cam, quýt, bưởi, xoài, đu đủ chín, dưa chuột, mướp đắng, mướp… Chuối chín hoặc củ khoai lang luộc (hoặc nướng) phòng táo bón rất tốt vì có tác dụng nhuận tràng.

– Hàng tuần nên ăn từ 2 – 3 bữa cá thay cho thịt. – Không nên uống rượu, bia (trừ rượu vang đỏ nhưng cũng không lạm dụng). – Không ăn chất cay, nóng (ớt, hành, hồ tiêu, mù tạt).

– Không nên ngồi lâu mỗi lần đi ngoài và cũng không nên ngồi lâu một chỗ. – Tạo thói quen đi ngoài theo một giờ nhất định trong ngày.

– Năng vận động thân thể để gia tăng nhu động ruột và gia tăng trương lực cơ sẽ giúp cải thiện hoạt động ở ruột già. Cách vận động đơn giản nhất là đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, từ chậm đến nhanh dần tùy theo điều kiện sức khỏe của mỗi người.

– Ngoài ra, người già nên thường xoa bóp. Có thể áp 2 bàn tay vào nhau xoa chậm xoay tròn chung quanh vùng rốn để vừa có tác dụng kích thích tiêu hóa ở dạ dày vừa gia tăng nhu động ruột ở vùng ruột già. Mỗi ngày nên thực hành 2 lần, mỗi lần xoa từ 5 – 10 phút.
Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn thắc mắc về bệnh khó đi đại tiện cũng như cần chữa khó đi đại tiện thì có thể tham khảo các bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín.

Tìm kiếm chúng tôi trên google tại:

khó đi đại tiện

bệnh khó đi đại tiện

đại tiện khó

bệnh khó đi đại tiện

mẹo chữa đại tiện khó

đi đại tiện khó

khó đi đại tiện ở người lớn

khó đi đại tiện sau sinh mổ

đại tiện khó khăn

cách chữa đại tiện khó

Từ ngày 01/07 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.
Bác sĩ Trương Phú Hải

Bác sĩ TRƯƠNG PHÚ HẢI Chuyên khoa: chuyên khoa II Ngoại khoa tiết niệu, nam học.

Trình độ học vấn:

-Đại học Y Hà Nội

Quá trình công tác:

- Từng công tác tại khoa Ngoại – bệnh viện Đa khoa Hà Đông – Hà Nội

-PGĐ phụ trách chuyên môn bệnh viện đa khoa Hà Nội

-Chuyên viên y tế công tác tại Agola...

-Giảng viên bộ môn Ngoại khoa tại Học viện Quân Y 103

Sởtrưởng chuyên môn:

- Tư vấn và điều trị các bệnh lý namkhoa

- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho nam giới

- Thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu và ngoại tiết niệu nam

- Phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trựctràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, dò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

Related Posts

Nhận tư vấn miễn phi

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa