Đi ngoài ra máu là bị bệnh gì?

May 17, 2019
Đại tiện ra máu

Đi ngoài ra máu là một triệu chứng cảnh báo cách bệnh lý như: trĩ, polyp trực ràng, nứt kẽ hậu môn thậm chí là ung thư trực tràng, xuất huyết tiêu hóa… Khi bị đi ngoài ra máu bạn cần phải theo dõi xem đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau, đi ngoài ra máu và chất nhầy, đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt… từ đó có cách điều trị đi ngoài ra máu hiệu quả.

Đi ngoài ra máu cảnh báo bệnh gì?

Đi ngoài bị ra máu là một loại bệnh lý rất phổ biến và có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào kể cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Và đây cũng là những dấu hiệu ban đầu cho thấy bạn đã mắc phải một số bệnh lý như là trĩ hay Polyp hậu môn, viêm loét đại trực tràng hoặc ung thư trực tràng .. 

Đi ngoài ra máu hay còn gọi là đại tiện ra máu, đi cầu ra máu. Đây là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý tại vùng hậu môn trực tràng. Biểu hiện của triệu chứng cũng như mức độ chảy máu khi đại tiện sẽ có thể là rất ít và kín đáo, chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc nặng hơn là máu sẽ chảy thành tia hay thành giọt đồng thời kèm theo các triệu chứng khác như đau quanh vùng hậu môn, mót rặn, sờ thấy búi trĩ ở rìa hậu môn ... tùy theo từng bệnh lý.

Các bệnh lý khi có dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi như:

Đi ngoài ra máu và chất nhầy cảnh báo bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, có liên quan đến một vài yếu tố nguy cơ, bao gồm: mang thai; táo bón mạn tính và stress; tiêu chảy mạn tính; rặn mạnh trong lúc đi tiêu hoặc ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu; béo phì; chế độ ăn ít chất xơ hoặc không cân bằng; lão hóa. Khi mắc trĩ người bệnh sẽ thấy hiện tượng đi ngoài ra máu và chất nhầy.

Thường xuyên ăn nhiều chất xơ và sử dụng chất làm mềm phân, ngâm nước ấm cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của bệnh trĩ. Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ bệnh trĩ.

Rò ống tiêu hóa

Các lỗ rò xuất hiện giữa hậu môn và trực tràng hoặc hậu môn và da. Rò ống tiêu hóa có thể gây ra rò rỉ mủ và dịch tiêu hóa hoặc máu ra ngoài cơ thể. Rò tiêu hóa cần được điều trị bằng phẫu thuật kết hợp với liệu pháp kháng sinh.

Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt dấu hiệu của nứt kẽ hậu môn

Nứt xảy ra khi các mô nằm ở hậu môn, ruột kết, trực tràng bị rách dẫn đến đau và chảy máu. Có thể bạn sẽ thấy đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt. Nứt khẽ hậu môn bạn cần ngâm nước nóng, chế độ ăn nhiều chất xơ và chất làm mềm phân có thể giúp giảm các triệu chứng. Trong trường hợp nặng, cần điều trị theo đơn của bác sĩ hoặc phẫu thuật.

Viêm túi thừa

Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên đẩy ra ngoài từ thành ruột kết. Túi thừa có thể có rải suốt đại tràng nhưng phổ biến nhất là ở gần cuối của đại tràng bên trái gọi là đại tràng sigma. Những túi thừa này thường gặp ở những người có chế độ ăn ít chất xơ. Đôi khi túi thừa chảy máu nhưng sự chảy máu này thường tự ngừng. Chảy máu có thể gián đoạn hoặc liên tục kéo dài. Nếu chảy máu kéo dài và nghiêm trọng cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

Viêm đại tràng trực tràng

Đại tràng là phần cuối của đường ống tiêu hóa. Trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn. Viêm đại tràng hoặc viêm trực tràng đều có khả năng gây chảy máu. Các nguyên nhân thường gặp của viêm trực tràng và viêm đại tràng bao gồm: nhiễm khuẩn, ký sinh trùng; hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh Crohn; sau điều trị xạ trị hoặc hóa trị liệu; quan hệ tình dục qua đường hậu môn; uống nhiều rượu bia; táo bón. Các phương pháp điều trị viêm trực tràng và đại tràng tùy thuộc vào nguyên nhân và từ kháng sinh đến phẫu thuật.

Viêm dạ dày ruột

Nhiễm khuẩn có thể gây viêm đại tràng và dạ dày, gây tiêu chảy có thể chứa chất nhầy và các đốm máu. Điều trị viêm dạ dày ruột thường bao gồm bù chất lỏng, nghỉ ngơi, kháng sinh hoặc thuốc kháng virut, tùy thuộc vào nguyên nhân.

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Quan hệ tình dục không được bảo vệ có liên quan đến vùng hậu môn có thể lây lan rất nhiều bệnh. Có thể gây viêm vùng hậu môn và trực tràng, làm tăng khả năng chảy máu. Việc điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường liên quan đến thuốc kháng sinh, thuốc kháng virut hoặc thuốc chống nấm, tùy theo nguyên nhân là do vi khuẩn, virut hoặc nấm.

Sa trực tràng

Sa trực tràng thường xảy ra ở người lớn tuổi hơn người trẻ. Sa trực tràng thường dẫn đến đau và chảy máu. Điều trị bệnh sa trực tràng bằng phẫu thuật. Điều trị nội khoa cần thiết, nhưng chỉ góp một phần vào kết quả của điều trị.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau dấu hiệu của bệnh Polyp đại trực tràng

Polyp là những khối u lồi vào trong lòng ruột kết, chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết... Khi polyp phát triển trên lớp lót của đại trực tràng, chúng có thể gây kích ứng, viêm và đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau. Trong nhiều trường hợp, cần loại bỏ polyp để có thể kiểm tra dấu hiệu ung thư và để tránh nguy cơ ung thư.

Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

Ung thư có ảnh hưởng đến ruột già hoặc trực tràng có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu. Một số trường hợp ung thư ruột kết và ung thư trực tràng phát triển từ polyp lành tính ban đầu. Tất cả các trường hợp ung thư dạ dày-ruột đều cần được điều trị, thường là sự kết hợp của hóa trị liệu, xạ trị và phẫu thuật.

Xuất huyết tiêu hóa

Tổn thương trầm trọng đối với bất kỳ cơ quan tiêu hóa nào có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Bệnh đường tiêu hóa nặng cũng có thể dẫn đến xuất huyết trong.

Xem thêm: Trĩ nội độ 1: Cấp độ khó nhận biết nhất của bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Khi bị đi ngoài ra máu tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh mà xác định những biến chứng, mức độ nguy hiểm nếu bị đi ngoài ra máu gây ra. Nếu bạn đi cầu ra máu do trĩ: đi ngoài ra máu tươi ngay sau khi đi ngoài. Máu này như máu gà cắt tiết phủ lên trên phân. Còn khi đi cầu ra máu lẫn với nhầy trong phân thì nghĩ tới ung thư đại tràng. Vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy.

Tuy nhiên, nếu bị đi cầu ra máu bạn có thể sẽ gặp phải những khó khăn, nguy hiểm như:

1. Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Đau rát hậu môn, đại tiện ra máu khiến người bệnh luôn có cảm giác đau đớn, mệt mỏi, bất an thường trực khiến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc bị suy giảm.

2. Thiếu máu trầm trọng

Tình trạng đại tiện ra máu kéo dài, nhất là những trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, máu chảy thành giọt, thành tia sẽ dẫn đến thiếu máu trầm trọng, cơ thể xanh xao, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt đặc biệt nguy hiểm với những người có làm việc trên cao và khi tham gia giao thông. Ở phụ nữ mang thai, thiếu máu làm tăng nguy cơ thai phụ suy nhược cơ thể, thai nhi kém phát triển thậm chí là sẩy thai, sinh non, thai chết lưu.

3. Ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Hầu hết các trường hợp người bệnh bị đi ngoài ra máu tươi kèm theo cảm giác ngứa rát, đau đớn hậu môn nhất là khi lao động nặng nhọc, ngồi quá nhiều, đứng quá lâu và khi quan hệ tình dục. Đau đớn mỗi khi quan hệ tình dục sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng "sợ" các "cuộc yêu", lảng tránh bạn tình từ đó chất lượng đời sống chăn gối bị suy giảm, hạnh phúc gia đình bị đe dọa nghiêm trọng.

4. Suy giảm sức đề kháng

Một tác hại mà hiện tượng đại tiện ra máu gây ra cần được đề cập đến đó là khiến người bệnh suy giảm sức đề kháng, từ đó người bệnh dễ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, có thể kể đến là các căn bệnh xã hội như: bệnh lậu, sùi mào gà, giang mai,…

5. Một số tác hại khác

Nguyên nhân gây đại tiện ra máu do táo bón, do bệnh trĩ ở giai đoạn đầu,… nếu không được chữa trị kịp thời sẽ biến chứng nguy hiểm gây nhiễm trùng máu, hoại tử thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Đặc biêt lưu ý, khi chị em phụ nữ bị đi cầu ra máu. Đi đại tiện ra máu ở nữ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn những đối tượng khác. Khi bị đại tiện ra máu nữ giới còn có nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục:

  • Gây viêm nhiễm tại vùng da xung quanh hậu môn, nhiễm trùng và làm giảm hiệu quả làm việc cũng như chất lượng sinh hoạt hằng ngày.
  • Không những vậy, chảy máu khi đại tiện còn gây tác động xấu đến tình trạng viêm loét hậu môn, có mối liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục và đe dọa đến tính mạng.

Khi có triệu chứng đại tiện ra máu tươi, bệnh nhân nên chủ động thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn và điều trị đúng cách. Đại tiện ra máu tươi có tác động không tốt đối với tình trạng sức khỏe, do đó bệnh nhân không nên chủ quan với những biểu hiện này.

Bé đi ngoài ra máu triệu chứng không nên bỏ qua

Khi phát hiện bé bị đi ngoài ra máu, mẹ có thể chỉ nghĩ đến nguyên nhân thông thường nhất, đó là táo bón. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh đường tiêu hóa và chỉ khi chú ý kỹ các biểu hiện, mẹ mới có thể hiểu bệnh của con và đưa ra hướng xử lý thích hợp.

Trẻ đi ngoài ra máu thường có những biểu hiện khác nhau. Máu ra ít, đỏ tươi thường là do táo bón, nhưng nếu màu sắc thay đổi và lượng máu ra nhiều, đó thường là biểu hiện của những bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc một vấn đề sức khỏe không đơn giản. Mẹ cần tìm hiểu kỹ về những nguyên nhân, biểu hiện của từng trường hợp để đưa ra quyết định kịp thời, giải cứu con khỏi những tình trạng nguy hiểm.

Trẻ đi ngoài ra máu do thiếu vitamin K

Khi trẻ mới sinh hoặc trẻ dưới 6 tháng bị đi ngoài ra máu, mẹ nên nghĩ đến trường hợp bé bị thiếu vitamin K, vì ở tuổi này con rất hiếm bị táo bón. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, tình trạng thiếu vitamin K thường làm máu khó đông, dẫn đến dễ bị chảy máu trong ruột. Chỉ đến khi trẻ được 6 tháng thì các vi khuẩn trong đường ruột mới tổng hợp đủ vitamin K cần thiết.

Ăn uống không đúng cách cũng khiến con đi ngoài ra máu

Kể từ 6 tháng, trẻ bắt đầu ăn dặm và làm quen với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Lúc này, việc chọn lựa không đúng thực phẩm, bổ sung không đủ chất xơ, uống không đủ chất lỏng sẽ dễ khiến con bị táo bón, dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu do tổn thương ở hậu môn. Biểu hiện của đi ngoài ra máu do táo bón là máu chảy ít, thường là máu đỏ tươi.

Ngoài ra, việc chọn lựa loại sữa không thích hợp, cho trẻ uống sữa không đủ vệ sinh cũng dễ làm cho đường ruột của bé bị tổn thương. Bé bị viêm đại tràng dễ dẫn đến chảy máu.

Bé con có bị trĩ không?

Trẻ nhỏ bị bệnh trĩ do chứng táo bón kéo dài, gây nên tình trạng đi ngoài ra máu. Biểu hiện ở việc trẻ đi ngoài khó và đau đớn, có máu tươi nhỏ giọt sau khi phân đã ra. Mẹ thử quan sát ở hậu môn bé xem có búi trĩ không nhé. Nếu có búi nhỏ bất thường ở hậu môn thì nên đến bệnh viện để được điều trị ngay. Trong nhiều trường hợp, búi trĩ không sa ra ngoài mà ẩn phía trong, khiến bé đi tiêu vô cùng khó khăn và đau đớn, khóc thét. Nếu mẹ nghi ngờ con có búi trĩ thì nên đưa con đến gặp bác sĩ có chuyên môn để được kiểm tra.

Bệnh kiết lị – Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu nhầy

Bệnh này ít xảy ra với trẻ nhỏ nhưng mẹ không nên chủ quan. Khi thấy trẻ có triệu chứng đau bụng, đi ngoài khó, phân có màu đỏ tươi, trẻ đi ngoài ra máu nhầy và sốt nhẹ, đi ngoài khó khăn, phân ít, mẹ nên bổ sung nhiều nước cho bé và nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được thăm khám.

Đa số trẻ bị đi cầu phân có máu lẫn mũi nhầy thì phần lớn là do lỵ: Lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amip.

Đối với bệnh lỵ trực khuẩn: Thường xảy ra cấp diễn, trẻ có sốt cao, đại tiện ngày nhiều lần, phân lỏng có lẫn máu mũi và dễ dẫn đến trạng thái nhiễm độc.
Đối với bệnh lỵ amíp: Thường dai dẳng tái phát, phân ít, lỏng nhưng rất nhiều máu và mũi, trẻ đi ngoài thường  dùng sức rặn.

Bé bị chảy máu cam

Trong nhiều trường hợp, trẻ đi ngoài ra phân có máu đen, khô là do trước đó bị chảy máu cam, không liên quan đến bệnh đường tiêu hóa.

Bé có khả năng mắc bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu. Khi mắc bệnh, trẻ thường dễ nôn ói, xuất huyết ở đường tiêu hóa, đại tiện ra máu màu đen, hơi xám hoặc đỏ tươi.

Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi dấu hiệu polyp đại trực tràng

Mặc dù ít gặp nhưng cũng nên cẩn trọng với bệnh polyp đại trực tràng ở trẻ. Thường người bệnh polyp đại trực tràng sẽ thấy đi ngoài phân máu và máu tươi nhỏ giọt cuối bãi, máu có thể bao ngoài khuôn phân thành sọc nhưng ở trẻ cũng có thể thấy đi ngoài phân nhầy máu. Nguyên nhân được xác định là do khối polyp trực tràng sát hậu môn nên có thể gây kích thích khiến phân nhầy máu và dễ nhầm với hội chứng lỵ.

Để chẩn đoán và điều trị polyp đại trực tràng cần nội soi đại tràng và cắt polyp trong quá trình soi. Sau cắt hầu hết trẻ hết triệu chứng đi ngoài ra máu, duy chỉ một số rất ít các trường hợp polyp có thể tái phát.

Chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian

Để chữa đi ngoài ra máu hiệu quả việc đầu tiên bạn cần xác định nguyên nhân gây đại tiện ra máu là do bệnh gì bằng cách đến cách địa chỉ chữa đi ngoài ra máu uy tín. Ngoài phác đồ điều trị đi ngoài ra máu bằng thuốc của bác sĩ bạn cũng nên Chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian để hỗ trợ và phòng ngừa bệnh nếu bạn bị đi ngoài ra máu do trĩ, các bệnh về hậu môn như:

  • Sử dụng rau diếp cá điều trị chứng đại tiện ra máu

Tác dụng: Rau diếp cá có tính mát, sát khuẩn, phòng bệnh nhiễm trùng hậu môn.

Cách sử dụng: Người bệnh có thể hái lá rau diếp cá ăn sống càng nhiều lần càng tốt, ăn kèm với bữa ăn hàng ngày. hay đun nước rau diếp cá xông hơi hậu môn, bã lá rau diếp cá đắp búi trĩ "cửa sau".

  • Lá ngải cứu điều trị chứng đi cầu ra máu

Tác dụng: Lá ngải cứu được coi là vị thuốc quý trong dân gian, có khả năng chữa các căn bệnh đường tiêu hóa như táo bón, bệnh trĩ hay đi ngoài ra máu… Theo Đông y, lá ngải cứu có vị đắng, tính ấm, khả năng kháng viêm nhiễm, nhuận tràng cần có thể điều trị chứng đi ngoài ra máu. 

Cách sử dụng: Ăn lá ngải cứu với trứng hay giã nát lá ngải cứu đắp vào khu vực "cửa sau", thực hiện rất hay hàng ngày giúp đến khi chứng đi cầu ra máu chuyển biến tốt.

  • Chữa chứng đi cầu ra máu đỏ tươi bằng rau sam

Tác dụng: Rau sam có tác động kháng viêm nhiễm, nhuận tràng, kích thích lưu thông máu, thường được sử dụng trong trị những chứng căn bệnh Cùng với da hay chứng bệnh "cửa sau" trực tràng như sỏi thận, kiết lỵ, bao gồm cả chứng đại tiện ra máu.

Phương pháp dùng: Bài thuốc nam chữa đi ngoài ra máu từ rau sam khá đơn giản. bệnh nhân chỉ cần thiết giã nát nước rau sam để chắt lấy nước, pha thêm lượng đường hay mật ong vừa đủ để uống khi đói. Mỗi ngày uống một lần.

Đi ngoài ra máu uống thuốc gì?

Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đi đại tiện ra máu do đó để có thể khắc phục tình trạng này người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân, loại bệnh, mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị riêng nhằm đạt được hiệu quả chữa trị cao nhất. Để chữa đi ngoài ra máu các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng một số các loại thuốc. Vậy đi ngoài ra máu uống thuốc gì?

Việc sử dụng thuốc gì để chữa đi ngoài ra máu tươi các bác sĩ sẽ cần chẩn đoán nguyên nhân gây ra hiện tượng đi cầu ra máu là do đâu? Nếu đi ngoài ra máu do trĩ, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, viêm nhiễm hậu môn… có thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc bôi trực tiếp lên vết thương của người bệnh. Những loại thuốc này có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, cầm máu, tạo điều kiện cho vết thương lành từ trong ra ngoài.

Nếu như đi ngoài ra máu do các bệnh polyp trực tràng, viêm loét trực tràng, ung thư… thì cần một phác đồ điều trị riêng.

Đi ngoài ra máu nên ăn gì

Khi thấy hiện tượng đi ngoài ra máu, việc đầu tiên là bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau đó bạn sẽ được chỉ định chữa trị bằng các phác đồ điều trị riêng. Để việc chữa trị đạt hiệu quả nhanh chóng ngoài việc sử dụng thuốc hoặc theo phác đồ của bác sĩ, bạn cũng nên điều chỉnh thực đơn ăn uống của mình? Vậy đi ngoài ra máu nên ăn gì?

Đi ngoài ra máu do 2 nguyên nhân hàng đầu là trĩ và táo bón. Vì vậy, để chấm dứt tình trạng này, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm phù hợp để cải thiện chứng táo bón và trĩ. Điển hình:

Thực phẩm giàu chất xơ

Nhiều loại rau có tác dụng nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón khá tốt, điển hình như Rau diếp cá, mồng tơi, rau má, rau khoai lang, rau đay, rau sam, rau cần…

Ngoài ra, một số loại củ quả và hạt có tỷ lệ chất xơ cao như khoai lang, củ cải, cà rốt, bơ, đu đủ, bưởi, thanh long, hạt đậu đen, vừng đen... sẽ hỗ trợ tốt cho người bị táo bón, trĩ, giúp đại tiện dễ dàng hơn.

Uống nước đầy đủ

Khi thiếu nước, ruột già sẽ tăng cường hấp thu nước từ phân vào máu, làm cho phân càng khô cứng. Táo bón thêm trầm trọng gây bất lợi cho những người vốn mắc bệnh lý trực tràng – hậu môn như trĩ, polyp, viêm nhiễm hậu môn. Niêm mạc đường ruột càng bị cọ xát, hiện tượng chảy máu càng nghiêm trọng hơn. Nên một lần nữa cần nhắc lại, uống đủ nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày thực sự khá quan trọng đối với người mắc những bệnh kể trên.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu magie

Magie là một khoáng đa lượng tối cần cho cơ thể vì góp mặt trong nhiều chuyển hóa quan trọng. Đặc biệt magie còn hỗ trợ giúp tăng cường nhu động ruột, giúp đại tràng thực hiện chức năng tiêu hóa trơn tru hơn.

Nhìn chung các thực phẩm giàu chất xơ thì cũng có hàm lượng magie cao. Điển hình là các loại rau xanh (súp lơ xanh, rau dền, rau bina, bí đỏ, …), các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt, hạt và quả hạch ( đặc biệt là hạnh nhân). Ngoài ra, người thiếu magie nên ăn thêm những thực phẩm giàu magie khác như sữa, thịt, hải sản, thậm chí la nguồn “nước cứng” cũng cung cấp cho cơ thể một phần magie đáng kể.

Ăn các loại rau củ quả giàu vitamin C

Vitamin nổi tiếng là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó còn giúp cơ thể được thanh nhiệt hơn, tăng cường sức đề kháng, vô cùng cần thiết nếu người bệnh đang bị rách niêm mạc, chảy máu vùng hậu môn, trực tràng.

Các thực phẩm giàu vitamin điển hình nên bổ sung bao gồm: cam, chanh, bưởi, kiwi, lê, mận...

Nguồn thực phẩm giàu Rutin

Rutin là một hợp chất flavonoid tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức bền tĩnh mạch rất tốt. Chính vì vậy, rutin thường được khuyên dùng trong trường hợp bị suy yếu mạch máu, các trường hợp chảy máu, tổn thương niêm mạc... Nguồn rutin dồi dào nhất hiện nay phải kể đến nụ hòe. Hoặc bổ sung rutin cho cơ thể từ nguồn thực phẩm sau: lúa mạch, kiều mạch, tam giác mạch, cam, bưởi, diếp cá, rau má...

Xem thêm: Trĩ nội độ 2: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Một số lưu ý khi bị đi ngoài ra máu tươi

- Trong trường hợp bị táo bón, trĩ, nứt kẽ hậu môn, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý sau khi đại tiện để tránh viêm nhiễm tiến triển.

- Không nên dùng chè đặc, cà phê, rượu bia, đồ cay nóng vì chúng làm phân khô hơn, giảm nhu động ruột, khó đi ngoài khiến chảy máu nhiều hơn khi đại tiện.

- Lượng đường lactose trong sữa cao có thể khiến bạn đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy trong giai đoạn bị táo bón, trĩ, nên hạn chế tiêu thụ các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, pho mát, bơ…

- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay, nóng và các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…

- Có chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, không đứng – ngồi 1 chỗ quá lâu, hạn chế vận động mạnh, không làm việc quá sức.

- Vệ sinh cơ thể nhất là vùng kín và hậu môn sạch sẽ, đúng cách, nữ giới cần vệ sinh từ trước ra sau tránh tình trạng đưa vi khuẩn từ hậu môn vào vùng kín.

- Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy, tuyệt đối không quan hệ bằng hậu môn.

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp để tăng cường lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Chủ động thăm khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh, tuân thủ tuyệt đối chỉ định và lời khuyên của bác sĩ, tái khám đúng lịch hẹn.

- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có được những lời khuyên hữu ích, ngăn ngừa tình trạng đại tiện ra máu để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Như vậy, đi ngoài ra máu gây ra vô vàn hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, một lần nữa các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không chủ quan, chần chừ việc thăm khám khiến bệnh chuyển nặng, việc điều trị thêm khó khăn, tốn kém. Cho dù bạn đi ngoài ra máu không đau hay có đau thì cũng cần đi kiểm tra bác sĩ.


Tìm kiếm chúng tôi trên Google tại:

đi ngoài ra máu

đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì

đi ngoài ra máu nên ăn gì

bé đi ngoài ra máu

trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi

trẻ đi ngoài ra máu nhầy

đi ngoài ra máu và chất nhầy

đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt

chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian

đi ngoài ra máu uống thuốc gì


Từ ngày 01/07 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.
Bác sĩ Trương Phú Hải

Bác sĩ TRƯƠNG PHÚ HẢI Chuyên khoa: chuyên khoa II Ngoại khoa tiết niệu, nam học.

Trình độ học vấn:

-Đại học Y Hà Nội

Quá trình công tác:

- Từng công tác tại khoa Ngoại – bệnh viện Đa khoa Hà Đông – Hà Nội

-PGĐ phụ trách chuyên môn bệnh viện đa khoa Hà Nội

-Chuyên viên y tế công tác tại Agola...

-Giảng viên bộ môn Ngoại khoa tại Học viện Quân Y 103

Sởtrưởng chuyên môn:

- Tư vấn và điều trị các bệnh lý namkhoa

- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho nam giới

- Thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu và ngoại tiết niệu nam

- Phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trựctràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, dò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

Related Posts

Nhận tư vấn miễn phi

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa