Trẻ đi ngoài ra máu bố mẹ chớ nên xem thường

May 24, 2019
Đại tiện ra máu

Có rất nhiều trẻ đi ngoài ra máu do ảnh hưởng của thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc mắc các bệnh lý nguy hiểm. Để xác định chính xác nguyên nhân trẻ bị đi ngoài ra máu, các bậc cha mẹ cần phải dựa vào các triệu chứng: trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi, trẻ đi ngoài ra máu nhầy, trẻ đi ngoài ra máu tươi… từ đó đưa ra cách chữa trẻ đi ngoài ra máu hiệu quả và an toàn.

Trẻ bị đi ngoài ra máu, nguyên nhân do đâu

Khi thấy hiện tượng trẻ bị đi ngoài ra máu, các bậc cha mẹ thường lo lắng, không biết tại sao và nên làm gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa thì khi thấy trẻ bị đi ngoài ra máu, các bậc cha mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Những nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu có thể do:

1. Thói quen ăn uống sinh hoạt

  • Thói quen ăn uống sinh hoạt

Mất cân bằng dinh dưỡng: Trẻ ăn uống các loại thức ăn nhiều chất béo, nhiều vi chất, ít chất xơ có thể khiến trẻ bị táo bón, đi đại tiện khó. Trường hợp trẻ bú mẹ do mẹ ăn uống không điều độ cũng khiến trẻ bị đi ngoài ra máu.  Đặc biệt là trẻ từ 6 tháng, bắt đầu ăn dặm và làm quen với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Lúc này, việc chọn lựa không đúng thực phẩm, bổ sung không đủ chất xơ, uống không đủ chất lỏng sẽ dễ khiến con bị táo bón, dẫn đến trẻ nhỏ đi ngoài ra máu do tổn thương ở hậu môn. Biểu hiện của đi ngoài ra máu do táo bón là máu chảy ít, thường là máu đỏ tươi. Ngoài ra, việc chọn lựa loại sữa không thích hợp, cho trẻ uống sữa không đủ vệ sinh cũng dễ làm cho đường ruột của bé bị tổn thương. Bé bị viêm đại tràng dễ dẫn đến chảy máu.

  • Trẻ đi ngoài ra máu do thiếu vitamin K

Khi trẻ mới sinh hoặc trẻ dưới 6 tháng bị đi ngoài ra máu, mẹ nên nghĩ đến trường hợp bé bị thiếu vitamin K, vì ở tuổi này con rất hiếm bị táo bón. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, tình trạng thiếu vitamin K thường làm máu khó đông, dẫn đến dễ bị chảy máu trong ruột. Chỉ đến khi trẻ được 6 tháng thì các vi khuẩn trong đường ruột mới tổng hợp đủ vitamin K cần thiết.

  • Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm cũng có thể khiến bé đi ngoài ra máu nhầy. Khi thấy phân đi ngoài của con có máu nhưng bé vẫn khỏe bình thường, phát triển tốt, thì không có gì đáng ngại vì hiện tượng máu trong phân thường sẽ tự khỏi. Nhưng tốt nhất, để đảm bảo an toàn cho bé, các mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để có những lời khuyên chuẩn xác.

  • Nhạy cảm với protein của sữa

Khi nuôi trẻ sơ sinh, chắc hẳn có nhiều bà mẹ gặp phải trường hợp bé bị dị ứng với sữa. Các bác sĩ đã giải thích rõ đây là triệu chứng xảy ra thường xuyên mỗi khi cơ thể bé nhạy cảm với thành phần protein có trong sữa công thức, sữa bò hoặc sữa đậu nành. Ngoài dấu hiệu có máu trong phân, trẻ còn kèm theo các triệu chứng nôn ói hoặc tiêu chảy. Tình trạng bất dung nạp protein trong sữa thường chấm dứt khi bé được 1 tuổi. Nếu nghi ngờ bé nhà mình gặp phải hiện tượng này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có một chế độ ăn kiêng sữa cho phù hợp.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Có một số trẻ đi ngoài ra máu do bệnh lý thì cha mẹ cần quan tâm và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn. Các bệnh lý khiến trẻ bị đi ngoài ra máu như:

  • Nứt kẽ hậu môn

Tình trạng nứt kẽ hậu môn rất phổ biến ở trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu. Ở trẻ sơ sinh, tình trạng vết nứt ở hậu môn không phải là hiếm và không có gì quá nguy hiểm vì hệ tiêu hóa của các bé chưa ổn định. Mặt khác, các lớp niêm mạc vùng hậu môn của bé cũng rất mỏng, dễ bị tổn thương. Chỉ cần có một vết thương, vết nứt nào đó ở niêm mạc bên trong hậu môn cũng có khể khiến bé sơ sinh đi ngoài có vết máu. Khi các vết thương, vết xước này khỏi, bé sẽ không còn đi ngoài ra máu nhầy nữa.

  • Nhiễm trùng tiêu hóa

Có vô số các bệnh nhiễm trùng ở đường tiêu hóa dẫn đến việc bé đi ngoài ra máu nhầy. Thông thường, nếu máu đi kèm với tiêu chảy, thì thường là biểu hiện của nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn shigella, salmonella hoặc campylobacter. Vi khuẩn Streptococcus có thể lây nhiễm vào lớp mô quanh hậu môn, gây viêm và nứt rách ở đó…

  • Viêm đại tràng

Nguyên nhân thứ ba khiến bé đi ngoài ra máu nhầy thường là do viêm loét đại tràng (không rõ nguyên nhân, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng). Bệnh này có thể gậy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc nghẽn đường ruột, suy dinh dưỡng, viêm khớp, viêm mắt, viêm da...

Ngoài ra, nguyên nhân có thể là do viêm ruột hoại tử. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng, đặc biệt đối với các bé sinh non vì hệ miễn dịch của các bé sinh non rất kém, các cơ quan dễ bị nhiễm trùng.

  • Viêm ruột già

Bé đi ngoài ra máu nhầy có thể do viêm ruột già. Bệnh này gần giống với viêm đại tràng về nguyên nhân (do di truyền, đột biến gen) nhưng khác về bệnh lý và sinh lý học.

  • Táo bón

Táo bón chính là “thủ phạm” hàng đầu dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài ra máu. Khi ấy máu đỏ tươi dính bên ngoài phân hoặc trên giấy vệ sinh. Táo bón khiến hậu môn của bé bị rách, nứt kẽ hoặc trầy xước gây xuất huyết. Mỗi lần đi tiêu bé gặp rất nhiều khó khăn, thường khóc thét. Phân khô và cứng khiến bé phải rặn nhiều. Nguyên nhân này có thể do bé uống ít nước, ít ăn rau, thường nhịn đi ngoài, nhịn đi tiểu. Bé đi tiêu ra phân khô, cứng, chặt nên làm rách màn hậu môn gây xuất huyết. Bé đi tiêu chảy ra máu tươi, thành từng giọt sau khi phân đã ra.

  • Bệnh trĩ

Bé có thể đi tiêu ra máu vì trĩ nhưng bệnh này rất hiếm ở trẻ con. Khi bị trĩ, bé đi tiêu rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước gây chảy máu nên khiến người chăm sóc dễ lầm là bệnh kiết. Trẻ nhỏ bị bệnh trĩ do chứng táo bón kéo dài, gây nên tình trạng đi ngoài ra máu. Biểu hiện ở việc trẻ đi ngoài khó và đau đớn, có máu tươi nhỏ giọt sau khi phân đã ra. Mẹ thử quan sát ở hậu môn bé xem có búi trĩ không nhé. Nếu có búi nhỏ bất thường ở hậu môn thì nên đến bệnh viện để được điều trị ngay. Trong nhiều trường hợp, búi trĩ không sa ra ngoài mà ẩn phía trong, khiến bé đi tiêu vô cùng khó khăn và đau đớn, khóc thét. Nếu mẹ nghi ngờ con có búi trĩ thì nên đưa con đến gặp bác sĩ có chuyên môn để được kiểm tra

  • Bé bị chảy máu cam

Trong nhiều trường hợp, trẻ đi ngoài ra phân có máu đen, khô là do trước đó bị chảy máu cam, không liên quan đến bệnh đường tiêu hóa.

  • Mắc bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu. Khi mắc bệnh, trẻ thường dễ nôn ói, xuất huyết ở đường tiêu hóa, đại tiện ra máu màu đen, hơi xám hoặc đỏ tươi.

  • Do bệnh lồng ruột

Lồng ruột là một dạng tắc nghẽn đường ruột nguy hiểm. Nó gây nên những cơn đau bụng dữ dội, kèm theo nôn ói, phân có máu. Chứng bệnh này không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng mắc phải. Nếu thấy bé đau bụng dữ dội hoặc đau từng cơn thắt, bé khóc thét, chúng ta cần đưa bé đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ thăm khám.

Xem thêm: Lý do khó đi đại tiện và cách khắc phục hiệu quả nhất

“Biến tướng” của triệu chứng trẻ đi ngoài ra máu

Khi trẻ nhỏ đi ngoài ra máu, bố mẹ cần phải theo dõi thật kỹ triệu chứng. Đi ngoài ra máu có nhiều “biến tướng” khác nhau như: trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi, trẻ đi ngoài ra máu nhầy, trẻ đi ngoài ra máu tươi, trẻ bị đi ngoài ra máu có màu đen hoặc nâu đen…

1. Trẻ đi ngoài ra máu nhầy

Trẻ đi ngoài ra máu nhầy kể cả trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy có thể là triệu chứng của một số bệnh như bệnh kiết lỵ, bệnh polyp đại trực tràng, bệnh lồng ruột. Một số biểu hiện đi ngoài sau đây có thể giúp mẹ nhận biết được bé bị bệnh gì, để sớm đưa trẻ đi thăm khám:

- Trẻ đi ngoài phân xanh sẫm, hơi nhầy, đồng thời trẻ quấy khóc khi ăn: có thể do bé bị đói.
- Trẻ đi ngoài phân màu trắng, nhạt: gan của trẻ có vấn đề hoặc trẻ sơ sinh bị tắc ống mật.
- Trẻ đi phân nhầy, màu xanh: thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa, hoặc có thể nguyên nhân là do bé đang bị sổ mũi, viêm đường hô hấp trên.
- Trẻ đi ngoài phân sống, có bọt: có thể trẻ ăn nhiều chất đường và chất bột.
- Trẻ đi ngoài phân màu xanh cỏ úa hoặc màu vàng nhạt, hơi lỏng và lợn cợn thức ăn, có mùi thối: có thể là do trẻ ăn quá nhiều.
- Trẻ đi phân loãng, màu vàng nhạt, không có chất nhầy, bé đi 3,4 lần/ ngày: các mẹ nên kiểm tra xem có phải do bé bị lạnh bụng khi ngủ không.
- Trẻ đi ngoài hân màu trắng đục, lỏng, đi nhiều lần trong ngày kèm theo nôn trớ: bé có thể bị bệnh tả.
- Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân nước có lẫn chất nhầy, bé nôn nhiều và khóc thét từng cơn: có thể bé bị lồng ruột.
- Trẻ đi tiêu khó, phân cứng và ít: có thể bé đang bị táo bón.
- Trẻ đi ngoài phân lỏng toàn nước, khoảng 10 lần trở lên trong 1 ngày: cha mẹ nên lưu ý đưa trẻ đi khám xem có phải bị ngộ độc thức ăn hay không.

2. Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi

Đi ngoài ra máu cuối bãi là không là bệnh lý riêng biệt mà là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn như: trĩ, polyp đại trực tràng, nứt kẽ hậu môn, đặc biệt là ung thư trực tràng.

Trẻ nhỏ đi ngoài ra máu cuối bãi thường hay quấy khóc, khó đi đại tiện. Trong trường hợp trẻ bị bệnh lý như polyp đại trực tràng thì hiện tượng này kéo dài không chỉ vài ngày như táo bón.

3. Trẻ đi ngoài ra máu tươi

Trẻ đi ngoài ra máu tươi cũng có những bệnh giống như triệu chứng trẻ đi ngoài ra máu thông thường. Hiện tượng trẻ nhỏ đi ngoài ra máu tươi có thể do các bệnh như trĩ, sốt thương hàn, chảy máu cam, bệnh lồng ruột.

Triệu chứng bệnh trĩ: Bé có thể đi tiêu ra máu vì trĩ nhưng bệnh này rất hiếm ở trẻ con. Khi bị trĩ, bé đi tiêu rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước gây chảy máu nên khiến người chăm sóc dễ lầm là bệnh kiết.

Triệu chứng bệnh sốt thương hàn: Biến chứng bình thường nhất của xuất huyết ở bộ tiêu hóa, sốt xuất huyết làm cho bé nôn ói, đi tiêu ra máu. Trong trường hợp này máu có màu đen và hơi xám hoặc đỏ tươi.

Triệu chứng chảy máu cam: Có nhiều bé đi cầu ra phân đen vì ngày hôm trước đã bị chảy máu cam chứ không liên quan đến đường tiêu hóa của bé.

Triệu chứng của bệnh lồng ruột: Bé đau bụng dữ dội, đau từng cơn, đi tiêu ra nhiều máu và đờm, thường kèm theo nôn ói. Việc như vậy xảy ra với các bé mạnh khỏe, bụ bẫm thì chính là bé bị lồng ruột chứ không phải bị bệnh khác như người ta vẫn hay nhầm nếu không được chụp X-Quang hay siêu âm kỹ càng. Trong trường hợp này, hi thấy bé đau bụng dữ dội một cách bất thường là phải đưa bé đến bác sĩ khám ngay chứ không đợi đến lúc trẻ có triệu chứng nôn ói và ra máu ở hậu môn.

4. Trẻ đi ngoài ra máu có màu đen

Khi trẻ bị đi ngoài ra máu có màu đen, cha mẹ cần hết sức lưu ý, một số những trường hợp khi bé bị đi ngoài ra máu có màu đen dưới đây:

– Nếu là phân của trẻ “sản xuất” lần đầu tiên, vài ngày sau khi bé chào đời, đây là hiện tượng bình thường.

– Nếu mẹ đang cho con bú và hai núm vú của mẹ bị nứt, chảy máu, những đốm đen rải rác trong phân của bé có thể là kết quả của việc bé nhai và tiêu hóa phải máu của mẹ. Mẹ cần phải điều trị ngay vết thương ở núm vú để khắc phục tình trạng này.

– Phân đen còn có thể do bé hấp thụ quá nhiều sắt (giống trường hợp phân xanh đậm vì đôi khi màu xanh tối thẫm quá, nhìn giống màu đen)

– Nếu phân bé có màu đen và rắn, bé có thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng, hệ tiêu hóa của bé đang có chỗ nào đó bị chảy máu, cần đưa bé đi khám bác sĩ gấp.

Nếu mẹ cho con bổ sung sắt, phân của bé có thể chuyển từ màu xanh đậm sang đen nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Chỉ khi mẹ không cho con bổ sung sắt mà phân của bé vẫn có màu đen thì mới cần hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng.

Các cấp độ của triệu chứng trẻ đi ngoài ra máu

Trẻ đi ngoài ra máu thường xuất hiện dưới 2 dạng: các đốm, vệt dài hoặc hòa lẫn với phân. Để xác định được tình trạng của con, các mẹ cần kiểm tra xem mức độ chảy máu trong phân là nhiều hay ít vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của bé.

Nếu bé đi ngoài ra máu nhầy nhưng lượng máu nhầy rất ít thì chỉ ở mức độ nhẹ. Lúc này, bé vẫn khỏe mạnh, hoạt động bình thường, da hồng hào…

Nếu bé đi ngoài ra máu nhầy liên tục, lượng nhiều, da bé nhợt nhạt, bé có biểu hiện mệt mỏi, vật vã… thì đây là mức độ nặng. Bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được thăm khám, điều trị đúng cách.

Khi bắt đầu có triệu chứng đi ngoài ra máu, bạn cần xác định mức độ chảy máu của trẻ. Trẻ có thể bị sốc do mất máu nhiều.

  • Mức độ nhẹ: Máu chỉ dính ở phân, mọi sinh hoạt thường nhật của trẻ diễn ra bình thường.
  • Mức độ nặng: Trẻ đi ngoài nhiều, liên tục, phân chỉ toàn là máu và không cầm được máu, da tái nhợt…Lúc này cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cầm máu sau đó mới chuyển tới bệnh viện chuyên khoa.

Ngoài ra, để điều trị bệnh nhanh hơn, bạn cần nắm rõ thêm một số triệu chứng của khi trẻ bị đi ngoài ra máu như: Sốt có thể chẩn đoán ban đầu do trẻ bị nhiễm khuẩn, đau bụng, nôn trớ có thể liên quan đến chứng lồng ruột, xoắn ruột, thủng ruột…

Xem thêm: Bị trĩ đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần can thiệp ngay

Làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu?

Trong một số trường hợp, trẻ đi ngoài ra máu nhầy rất bình thường và không đáng ngại song cũng không nên coi thường. Với người lớn, khi mất một lượng máu nhỏ thì chưa ảnh hưởng gì đến tính mạng, nhưng với số lượng đó mà xảy ra ở trẻ em thì có thể gây nguy hiểm. Bé có thể bị sốc do mất máu, dễ dẫn đến tử vong đặc biệt nếu “thủ phạm” là lồng ruột.

Chính vì vậy khi bé đi ngoài ra máu, bố mẹ cần bình tĩnh theo dõi và đưa con đến các cơ sở y tế để được khám và chữa bệnh. Việc cho trẻ đi khám, các bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài ra máu. Dựa trên các triệu chứng, cán bộ y tế sẽ đánh giá tình trạng, phỏng đoán nguyên nhân khiến bé đi ngoài ra máu nhầy.

Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây ra chảy máu bằng cách thăm khám hậu môn. Điều này có thể bao gồm cả việc thăm khám ngắn gọn bên trong hậu môn bằng cách sử dụng một ngón tay (thăm khám trực tràng). Bác sĩ cũng có thể cho làm xét nghiệm một mẫu phân để chắc chắn việc có hoặc không có máu trong phân. Những điều trên có thể được kiểm tra tất cả nếu thấy cần thiết. Nếu nguyên nhân của chảy máu không rõ ràng theo kết quả thăm khám trên thì việc làm thêm các xét nghiệm sâu hơn có thể được thực hiện.

Sau khi phân tích mẫu phân, các bác sĩ sẽ biết được sự hiện diện của vi rút, vi khuẩn, vi rút; lượng máu, dịch nhầy trong phân của bé. Nếu nghi ngờ bé đi ngoài ra máu nhầy là do bị nhiễm trùng, có thể xét nghiệm máu để chuẩn đoán. Từ đó, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc bé sao cho hợp lý. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên các mẹ vẫn duy trì cho bé bú bình thường vì đây là cách tốt nhất để đường tiêu hóa của bé hoạt động bình thường, nâng cao hệ miễn dịch cho bé.

Sau đó, các chị em phải kiểm tra lại thức ăn, thức uống của cả mẹ và bé. Các mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh nào phù hợp cho bé nếu nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn.

Bên cạnh đó bố mẹ cũng cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, phòng ngừa một số bệnh như đã nêu trên. Bố mẹ có thể:

  • Phòng ngừa thiếu vitamin K

Để đề phòng tình trạng thiếu vitamin K, mẹ nên chủ động bổ sung trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc tiêm tĩnh mạch 50mg lúc chuyển dạ. Bên cạnh đó mẹ cần ăn uống đủ chất trong thời gian cho con bú.

  • Bổ sung chất xơ

Với trẻ ăn dặm mẹ nên bổ sung chất xơ, rau củ trong thức ăn của trẻ để ngăn chặn tình trạng táo bón cho trẻ. Ăn nhiều rau xanh giúp kích thích nhu động ruột sẽ khiến thức ăn được tiêu hóa dễ dàng. Nên cho bé ăn nhiều trái cây bằng cách xay nhỏ và chia thành nhiều lần ăn trong ngày. Trái cây và rau xanh có nhiều vitamin thiết yếu, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho bé, giảm nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, mẹ nên cho con ăn thêm sữa chua, men tiêu hóa để kích thích hệ tiêu hóa cho trẻ.

  • Cho bé uống đủ chất lỏng

Cho con uống đủ nước và sữa trong này. Tùy theo độ tuổi để trẻ nên uống lượng nước cần thiết như trẻ từ 6-12 tháng tuổi nên uống 15-30ml/ngày. Trẻ 1 tuổi thì uống nước theo tỉ lệ trọng lượng. Ví dụ bé 8kg thì uống 800ml, bé 10kg uống 1.000ml/ngày.

  • Tập thói quen đi tiêu đúng giờ

Nên tập cho trẻ thói quen đi ngoài hàng ngày vào buổi sáng, bố mẹ nên tập cho bé thói quen đi cầu sau khi ngủ dậy. Nên duy trì cách này đến khi bé đã quen. Khi đi cầu xong, nên vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách rửa với nước lạnh, sau đó dùng khăn mềm lau khô hậu môn. Tuyệt đối không dùng vật cứng lau chùi sẽ khiến hậu môn bị thương, dễ mắc bệnh nứt hậu môn. Do đó, tốt hơn hết cha mẹ cần thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm các bất thường về đại tiện của trẻ. Nếu trẻ đi ngoài ra máu, dù là máu tươi, máu sẫm hay máu nhầy đều cấp thiết nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chữa trị. Tuyệt đối không được tự chẩn bệnh và mua thuốc về điều trị tại nhà, sẽ vô cùng nguy hiểm.

  • Giữ vệ sinh cá nhân

Vệ sinh thân thể bé sạch sẽ trước và sau khi ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ. Ngoài ra, mẹ nên rửa tay sạch trước khi cho bé ăn.

Ngoài ra, nếu thấy theo dõi trẻ đi ngoài ra máu và có triệu chứng của bệnh lồng ruột, bệnh kiết lị, thương hàn, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị cụ thể, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

  • Đổi sữa nếu cần thiết

Nếu bố mẹ nghi ngờ bé không hợp với sữa bột hiện tại đang dùng thì có thể ngưng vài ngày xem như thế nào. Trong thời gian ngưng sữa mà không thấy bé đi ngoài ra máu thì nên thay đổi loại sữa khác. Đối với mẹ đang cho con bú, cần cải thiện chế độ ăn uống của bản thân để giảm tình trạng đi ngoài ra máu cho bé. Nếu cách này không có tác dụng thì hãy đưa trẻ đến khoa Nhi để được bác sĩ theo dõi.

  • Cho bé vận động nhiều hơn

Việc đi lại, vận động nhiều không chỉ giúp cho bé chắc khỏe xương khớp mà còn giúp bé dễ đi đại tiện. Nhu động ruột sẽ kích thích khiến bé có cảm giác đi cầu thường xuyên, tránh được hiện tượng táo bón do phân vón cục. Bố mẹ không nên bế quá nhiều sẽ khiến bé lười vận động.

  • Cung cấp đủ lượng nước cho trẻ:

Tình trạng trẻ đi ngoài thường xuyên thường rất dễ gây nên hiện tượng mất nước. Vì thế, cách này áp dụng khá hiệu quả không chỉ với người lớn mà còn cả trẻ nhỏ. Bố mẹ nên cho trẻ uống nước nhiều trong ngày giúp phân thải ra mềm, đi đại tiện dễ hơn, tránh hiện tượng mất nước và đi ngoài có máu.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bố mẹ đã có những thông tin đầy đủ về triệu chứng cũng như dấu hiệu khi trẻ đi ngoài ra máu cũng như cách chữa trẻ đi ngoài ra máu.

Tìm kiếm chúng tôi trên Google tại:

trẻ đi ngoài ra máu

trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi

trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

trẻ đi ngoài ra máu nhầy

trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nhầy

trẻ đi ngoài ra máu tươi

cách chữa trẻ đi ngoài ra máu

trẻ nhỏ đi ngoài ra máu

Từ ngày 01/07 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.
Bác sĩ Trịnh Tùng

Tiến sĩ.Bác sĩ CKII: Trịnh Tùng chuyên khoa: Ngoại tiêu hóa

Chuyênkhoa: Ngoại tiêu hóa

Trình độ học vấn:

-        Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội

-        Bác sỹ chuyên khoa cấp I

-        Bác sỹ Nội trú tại cộng hòa Pháp

-        Bác sỹ chuyên khoa cấp II

-        Tiến sĩ, bác sỹ y khoa

Sở trường chuyên môn:

-        Thực hiện khám, tư vấn và điều trịcác bệnh lý về tiêu hóa

-        Điều trị và phẫu thuật các bệnh lýhậu môn – trực tràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

Tiếnsĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng có gần 40 năm kinh nghiệm khám, điều trị và phẫu thuật cácbệnh hậu môn – trực tràng. Với kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, kĩ thuật vàphương pháp điều trị tốt, bác sỹ luôn được người bệnh tin tưởng, tín nhiệm.

Related Posts

Nhận tư vấn miễn phi

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa